Thứ tư, 08/05/2024, 11:53 AM

Đầu mối giao thông lớn nhất Việt Nam quyết tâm xây 1.200km đường mỗi năm, từng bước thành siêu đô thị toàn cầu

Đô thị lớn bậc nhất Việt Nam thực hiện đầu tư hạ tầng giao thông với mục tiêu phát triển khoảng 1.200km đường giao thông mỗi năm bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy.

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, chiều 7/5, văn phòng UBND TP. HCM cho biết, thành phố đã chủ động xây dựng và phê duyệt các đề án phát triển hệ thống hạ tầng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trưng thời gian tới.

Theo đó, thành phố đặt chỉ tiêu trong 1 năm phát triển thêm hơn 652km đường bộ, 212km đường sắt, BRT và hơn 365km đường thủy nội địa.

Tuyến đường sắt Metro số 1 TP. HCM dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2024. Ảnh: Trung Dung

Tuyến đường sắt Metro số 1 TP. HCM dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2024. Ảnh: Trung Dung

Cùng với mục tiêu này, TP. HCM triển khai thực hiện 18 dự án cầu lớn, 51 nút giao thông lớn, 13 dự án giao thông tĩnh. Thành phố cũng sẽ tiến tới triển khai 7 dự án thuộc chương trình đô thị thông minh và đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường cao tốc, quốc lộ kết nối TP. HCM với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo quy hoạch được phê duyệt. Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đến năm 2030 ước đạt 17,8%. Riêng trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vốn được xác định khoảng 553.500 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách khoảng 181.300 tỷ đồng để thực hiện các nội dung phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.

Cụ thể, các dự án đường bộ được đề cập đến là cao tốc TP. HCM - Mộc Bài, Vành đai 2, Vành đai 3, Quốc lộ 1, Quốc lộ 2, Quốc lộ 50, Quốc lộ 13 và các công trình giao thông như cầu Thủ Thiêm 3, cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, cầu Bình Quới, cầu Bình Tiên.

Với đường sắt, hoàn thành đưa vào khai thác tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), triển khai xây dựng tuyến đường sắt Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và tuyến số 5 giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn), đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Triển khai các tuyến đường trục chính, xuyên tâm như hoàn chỉnh trục đường Bắc - Nam (đoạn từ Nguyễn Văn Linh - cầu Bà Chiêm), đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, hoàn chỉnh mặt cắt ngang Vành đai 2 (đường Võ Chí Công) từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Nguyễn Duy Trinh - Vành đai 2.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các công trình kết nối vùng như cầu Cát Lái, trục động lực kết nối TP. HCM - Long An - Tiền Giang, đường mở mới phía Tây Bắc, đường Võ Văn Kiệt nối dài, nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Văn Bứa và xây dựng cầu Lớn, tuyến trên cao đi dọc theo Đường tỉnh 25C vượt sông Đồng Nai đi theo đường trục Bắc - Nam.

Nhiều năm qua, TP. HCM phải chịu tình trạng giao thông đông đúc do hạ tầng đường bộ và phương tiện giao thông công cộng không đủ đáp ứng. Đầu tư vào hệ thống vận tải công cộng, đường bộ, đường sắt và đường thủy, sẽ giảm bớt tắc nghẽn giao thông và tăng cường kết nối giữa thành phố với khu vực. Góp phần thực hiện mục tiêu đưa TP. HCM trở thành siêu đô thị quốc tế.

Giao thông TP. HCM là tổng hòa của nhiều loại hình giao thông hiện hữu phục vụ nhu cầu đi lại trong phạm vi thành phố và giữa TP. HCM với các vùng lân cận và toàn cầu. Là đô thị lớn nhất và là đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam, TP. HCM có hệ thống cơ sở hạ tầng đa dạng và hiện đại với nhiều đường trục liên vùng lớn, hai đường cao tốc chính nối các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, cùng nhiều tuyến quốc lộ trọng điểm.

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Loạt dự án lớn được hưởng lợi nhờ nút giao 1.100 tỷ đồng trục Tây Thăng Long - Vành đai 3 sắp xây dựng

Loạt dự án lớn được hưởng lợi nhờ nút giao 1.100 tỷ đồng trục Tây Thăng Long - Vành đai 3 sắp xây dựng

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 21:57

Nút giao từ Tây Thăng Long - Vành đai 3 sắp được xây dựng là kỳ vọng hoàn chỉnh hệ thống giao thông, góp phần giảm tải áp lực giao thông cho khu vực.

Trung tâm thương mại đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long chính thức ‘bấm nút’ khởi công

Trung tâm thương mại đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long chính thức ‘bấm nút’ khởi công

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 19:53

Khi trung tâm thương mại này đi vào hoạt động, sẽ góp phần phát triển ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động địa phương.

Khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên tại Ninh Bình nhiều lần 'lỡ hẹn' khiến 80.000m2 đất bị bỏ phí

Khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên tại Ninh Bình nhiều lần 'lỡ hẹn' khiến 80.000m2 đất bị bỏ phí

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 19:51

Trong số hơn 20 hạng mục của công trình, chưa một hạng mục nào được đưa vào sử dụng, tất cả đều xây dựng xong phần thô rồi bỏ hoang.