Cuối năm, nhiều ngân hàng xin nới room tín dụng

(NTD) - Những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng đang cạn kiệt room tăng trưởng tín dụng, gây khó khăn trong hoạt động cho vay. Thế nên, một số nhà băng đã xin nới room tín dụng (nới hạn mức cho vay) và đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận.

2
Viet Capital Bank vừa được NHNN đồng thuận cho nới room lên 30% trong năm 2016. (Ảnh: Bảo Ngọc)

Xin nới room mùa cao điểm

Số liệu của NHNN cho thấy, tính đến cuối tháng 11/2016, tổng phương tiện thanh toán trong hệ thống ngân hàng tăng 14,92%, huy động vốn tăng 15,28% so với cuối năm 2015. Thanh khoản của hệ thống tiếp tục được bảo đảm, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.

Tín dụng tăng từ đầu năm và đến cuối tháng 11 vừa qua đã tăng 14,57% so với cuối năm 2015, trong đó tín dụng bằng VND tăng 15,81%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 3,49%, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.

Như vậy, so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng đặt ra cho năm nay ở mức 18-20% thì “room” còn lại cho hơn 1 tháng cuối năm 2016 là không ít (khoảng 3-5%). Thế nhưng, do nhu cầu vốn gia tăng trong tháng 12 và tín dụng đã cải thiện tích cực trong 2 quý giữa năm nay, nên không ít nhà băng đã cạn “room”, không còn dư địa để cho vay ra.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa được NHNN chấp thuận cho nới room tín dụng lên 30%. Cùng với đó, Thống đốc NHNN yêu cầu Viet Capital Bank thực hiện tốt các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm an toàn hệ thống và góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Trước đó, dựa trên những kết quả hoạt động tích cực, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng được NHNN cấp hạn mức tín dụng cao nhất 25% trong năm 2016...

Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng tích cực, nhưng NHNN cũng nhận thấy, việc kiểm soát chất lượng là cần thiết hơn tăng trưởng về số lượng. Không chỉ có ngân hàng trên sớm cạn room tín dụng, một số nhà băng khác cũng sử dụng hết quota khi dư nợ tăng trưởng khá tích cực trong hơn 3 quý đầu năm nay. Tại các ngân hàng TMCP lớn như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank); Ngân hàng Á Châu (ACB); Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đều đạt mức tăng trưởng tín dụng trên 15% trong hơn 3 quý đầu năm. Thậm chí, có nhà băng còn đạt tăng trưởng dư nợ ở mức 18%.

Chia sẻ với cổ đông tại đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra cách đây không lâu, Tổng Giám đốc BIDV Phan Đức Tú cho biết tín dụng tại ngân hàng này đã được gia tăng ngay từ đầu năm và bám sát định hướng tăng trưởng tín dụng của NHNN giao năm 2016. BIDV cũng đã đề nghị tăng trưởng nếu được NHNN cho phép tăng lên 20% nhưng khó có thể thực hiện được.

Trên thực tế, có không ít ngân hàng đã vượt room tín dụng cho phép trong cả năm nay. Trước tình trạng này, một số ý kiến cho rằng, không cần thiết phải duy trì room, tuy nhiên, với cơ quan quản lý, room tín dụng vẫn được xem là một trong những thước đo hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng

Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định, lãi suất cho vay khó có thể giảm trong bối cảnh hiện nay khi chi phí đầu vào của ngân hàng vẫn theo chiều hướng nhích nhẹ, đặc biệt là trước áp lực Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp tăng lãi suất hay như áp lực từ tỷ giá. Cùng với đó là bài toán nợ xấu chưa giải được, thậm chí, nợ xấu còn tăng lên trong 2016, điều này tiếp tục ảnh hưởng đến kết quả của nhiều ngân hàng trong năm nay.

Theo ông Hiếu, các ngân hàng cũng nên rà soát kỹ hơn nữa trong hoạt động tín dụng. Cần cẩn trọng trong việc định giá tài sản bảo đảm, thay cho việc giao quá nhiều quyền vào tay cán bộ tín dụng như hiện nay. Nếu làm tốt việc này, ngân hàng cũng không phải “gánh” khoản nợ xấu do không sàng lọc tốt và kiểm soát chất lượng tín dụng.

Dự kiến trong các tháng cuối năm 2016, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm ổn định lạm phát, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2016 từ 18-20% đã đề ra, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, bảo đảm chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trước đó, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, tăng cường kiểm tra, giám sát dự án được Chính phủ bảo lãnh, kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng vượt giới hạn, cấp tín dụng đối với khách hàng có dư nợ lớn.

Trong khi đó, tại một báo cáo mới đây, Ngân hàng Thế giới nhận định tăng trưởng tín dụng Việt Nam vẫn ở mức cao, làm dấy lên quan ngại về tăng rủi ro đối với ổn định tài chính trong trung hạn. Để theo đuổi chỉ tiêu chính thức về tăng trưởng tín dụng, NHNN đã phải nới lỏng chính sách cẩn trọng vĩ mô, bao gồm điều chỉnh trọng số rủi ro và hệ số vốn vay dài hạn trên tiền gửi ngắn hạn, làm tăng thanh khoản để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 19% (so với cùng kỳ năm trước) vào tháng 10/2016. Tăng trưởng tín dụng cao - gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP có thể làm tăng những rủi ro hiện hữu về ổn định tài chính, đặc biệt với tỷ lệ tín dụng trên GDP - hiện ở mức 112% - vốn đã cao cho quốc gia ở mức thu nhập như Việt Nam.

Mai Thoa

NTD So 79 (288)_Page_13
 

 

Bình luận

Nổi bật

Đồng Nai: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng và giao dịch trên sàn thương mại điện tử

Đồng Nai: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng và giao dịch trên sàn thương mại điện tử

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:44

(CL&CS) - Trong vài năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ở Đồng Nai ngày càng được mở rộng. Sự đa dạng về mô hình, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số.

Làm sao để “ghìm” đà tăng giá bất động sản?

Làm sao để “ghìm” đà tăng giá bất động sản?

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:43

Mặc dù thị trường mới chỉ nhen nhóm tín hiệu phục hồi, tuy nhiên không ít những phân khúc bất động sản đã ghi nhận đà tăng giá nhanh chóng, đặc biệt là phân khúc chung cư. Có lẽ điều cần làm lúc này là làm sao có thể kéo giá bất động sản ngừng tăng để đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân có nhu cầu.

Giá chung cư tại Đà Nẵng: Cao nhất lên đến gần 150 triệu đồng mỗi m2?

Giá chung cư tại Đà Nẵng: Cao nhất lên đến gần 150 triệu đồng mỗi m2?

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:59

Theo dữ liệu của DKRA cho thấy giá căn hộ mới ở Đà Nẵng vẫn neo cao và tiếp đà tăng nhẹ. Giá sản phẩm cao nhất lên đến gần 150 triệu đồng mỗi m2 tại quận Hải Châu.