Cùng “Đầu Trâu” chăm sóc hồ tiêu

(NTD) - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững”. Một lần nữa hồ tiêu được khẳng định là cây cho giá trị kinh tế cao, nhưng rất khó chăm sóc. Phân bón chuyên dụng cho cây hồ tiêu sẽ góp phần vào việc giảm thiệt hại, nâng cao hiệu quả cho loại cây trồng này.

phân-bón-Đầu-trâu
 

Cây sang chảnh

Tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng, hồ tiêu là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Hiện Việt Nam là nước sản xuất hồ tiêu hàng đầu thế giới. Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu tới 109 quốc gia và vùng lãnh thổ với chất lượng và uy tín ngày càng được nâng cao.

Cụ thể, năm 2016 nước ta xuất khẩu trên 177.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch 1,42 tỷ USD và chiếm 50% thị phần tiêu thụ hồ tiêu của thế giới. Những năm qua giá tiêu tăng cao đã khiến cho nông dân đổ xô mở rộng diện tích. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2010 cả nước có 51.300 ha hồ tiêu, năm 2014 là 85.591 ha, thì đến năm 2016 đã tăng lên 124.529 ha tăng 22,54% so với năm 2015, vượt quy hoạch 249,06%.

Tuy nhiên, trong sản xuất hồ tiêu ở nước ta còn nhiều bất cập. Ông Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm KNQG cho biết, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối mặt với ba vấn đề lớn cần sớm giải quyết. Thứ nhất là diện tích vượt xa quy hoạch, thứ hai là canh tác chưa bền vững với nhiều tồn tại về kỹ thuật, giống…; thứ ba là một số vấn đề tồn tại liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mặc dù, diện tích liên tục tăng nhưng do quy trình sản xuất không đồng nhất nên chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, không ổn định; việc sản xuất theo hướng GAP còn hạn chế. Cùng với đó, thời tiết diễn biến thất thường đã gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng; dịch bệnh thường xuyên xảy ra vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa hiệu quả gây thiệt hại lớn.

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp Đắk Nông, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có gần 1.800 ha tiêu bị nhiễm bệnh tuyến trùng, trong đó hơn 1.200 ha bị nhiễm bệnh chết nhanh. Giá tiêu cũng đang “lao dốc” với tốc độ chóng mặt và hiện được thu mua ở mức khoảng 75.000 đồng/kg, chỉ bằng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Nguyễn Mai Oanh, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành nông nghiệp, cơ quan khuyến nông trung ương và địa phương, các hợp tác xã, tổ nhóm nông dân để cung cấp kiến thức và tập huấn quy trình sản xuất hồ tiêu sạch. Các bên cùng tham gia kiểm soát quy trình sản xuất, từ đó có thông tin rõ ràng minh bạch từ nguồn đất, nước, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… sử dụng trên cơ sở đó cấp mã vùng trồng. Sản phẩm sẽ được doanh nghiệp chào bán ở những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng.

Chăm sóc là quan trọng

Để đầu tư 1 ha hồ tiêu cần đến 300-500 triệu đồng. Nếu trúng, người trồng thu tiền tỷ là chuyện bình thường. Dẫu vậy, để đạt hiệu quả cây trồng này, theo Giáo sư Mai Văn Quyền, cần phải chăm sóc kỹ lưỡng.

Theo GS Quyền, đáng chú ý nhất là bệnh chết nhanh và chết chậm. Trong đó nấm Phytophthora và tuyến trùng (Meloidogyne spp hay Pratylenchus coffeae) là các tác nhân quan trọng và nguy hiểm hơn cả, vì khi bị các tác nhân này gây hại thì rất khó trừ vì chưa có thuốc đặc trị, mức độ gây hại nghiêm trọng và lây lan rất nhanh chóng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng phân hóa học cân đối hợp lý, đã từ lâu, Công ty CP Phân bón Bình Điền luôn luôn quan tâm sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung làm tăng hiệu quả sử dụng phân như dùng Agrotain để tăng hiệu quả sử dụng chất N và dùng chế phẩm Avail bọc cho phân lân để làm tăng hiệu quả sử dụng P.

Bằng cách đó, lượng N và P sử dụng cho tiêu đã giảm xuống so với sản xuất đại trà từ 20-30% mà năng suất tiêu vẫn tăng, hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn so với kỹ thuật của bà con đang sử dụng.

Nhiều tài liệu khoa học đã chứng minh rằng khi bón nhiều N và mất cân đối thì bệnh chết nhanh hay các loại sâu tấn công phá hại nhiều hơn, vườn tiêu sẽ bị bệnh nặng. Bình Điền vẫn tìm kiếm các chế phẩm bổ sung vào phân với mục tiêu làm tăng hiệu suất của phân và làm tăng tính kháng của cây đối với bệnh hại.

Muốn giúp cây phục hồi nhanh cần phải có tác nhân làm tăng khả năng phục hồi cho bộ rễ tiêu. Vì vậy, Bình Điền đã sử dụng 2 chế phẩm sinh học là MAX8 và chất phục hồi rễ tiêu (PHRT) để thí nghiệm trên vườn tiêu kinh doanh tại vùng đất đỏ bazan xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, năm 2014-2016. Thí nghiệm được bố trí gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, trên nền phân cơ bản là 286N + 115P205 + 216K20/ha, bao gồm các công thức dưới đây:

1/ Tervigo 20SC + Rhidomil gold 68WG.

2/Tervigo 20sc + Rhidomil gold WG + PHRT.

3/MAX-8+PHRT (chế phẩm của Bình Điền).

4/Tervigo 20SC + PHRT + Trichoderma.

5/ Chế phẩm Trichoderma.

6/ Tập quán sử dụng thuốc của nông dân dùng Furadan 3G (đối chứng).

Kết quả theo dõi về hiệu quả phòng trừ tuyến trùng, và hiệu lực kiểm soát nấm Phytopphtora được tóm tắt là:

a/ Về hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong rễ, thì cả 5 nghiệm thức thí nghiệm đều có hiệu quả cao hơn đối chứng của nông dân là rất rõ. Nhưng công thức sử dụng chế phẩm MAX8 + PHRT của Đầu Trâu đạt được 89,96% sau xử lý 3 tháng, cao hơn tất cả các công thức còn lại.

b/Về tỷ lệ nấm Phytophthora được phát hiện thì ở công thức đối chứng của dân chiếm đến 92,59%, còn các công thức thí nghiệm thì tỷ lệ nấm này được phát hiện ít hơn, riêng công thức 3 (MAX8+ PHRT) chỉ phát hiện có 25,93%. Tỷ lệ nấm Phytophtora ở công thức này là thấp nhất, thấp hơn công thức đối chứng của dân đến 3,57 lần, kế đến là các công thức dùng chế phẩm Tervigo + PHRT + Trichoderma (29,63%), rồi công thức chỉ sử dụng Trichoderma (37,04%) và công thức Tervigo 20sc + Ridomil gold 68WG + PHRT(48,15%).

c/ Tính về hiệu lực kiểm soát nấm phytophthora thì chế phẩm MAX8 + PHRT cũng đạt kết quả cao nhất: 83,36%, cao hơn hẳn các công thức sử dụng thuốc còn lại.

Hoàng Huy

_NTD_So 100_xem28
 

Bình luận

Nổi bật

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Trong 34 năm, Saigon Co.op không ngừng phát triển và đổi mới liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu, mang đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng…

Đồng Tháp: Củ Sen Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật

Đồng Tháp: Củ Sen Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS)- Mới đây, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố lô hàng đầu tiên với 15 tấn củ sen đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu đi Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Nhà đầu tư địa ốc vẫn đang chờ chu kỳ điều chỉnh giá kết thúc để “xuống tiền”?

Nhà đầu tư địa ốc vẫn đang chờ chu kỳ điều chỉnh giá kết thúc để “xuống tiền”?

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:07

Thời gian qua, Quốc hội đã liên tiếp thông qua các bộ luật chính liên quan đến bất động sản, kỳ vọng sẽ là cú hích lớn, tạo dựng lại niềm tin của nhà đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, hiện tại giới đầu tư địa ốc vẫn đang chờ đợi những dấu hiệu cho thấy chu kỳ điều chỉnh giá hiện tại đã kết thúc trước khi xuống tiền.