Thứ sáu, 10/04/2020, 07:09 AM

COVID-19: Đồ uống nóng có tác dụng chống virus SARS CoV-2 không?

(CLCS) - Có một số lời khuyên kỳ quặc được lan truyền về cách giữ mình an toàn trước virus SARS CoV-2. Dưới đây, phóng viên BBC Future sẽ xem liệu có bằng chứng nào ủng hộ cho một lời khuyên cực kỳ phổ biến hiện nay hay không.

Tính đến thời điểm 7h10 ngày 10/4, toàn cầu có 1.600.185 người nhiễm virus SARS CoV-2 (Việt Nam 255) và 95.561 ca tử vong. Tranh cãi xung quanh việc uống đồ nóng có tác dụng chống virus SARS CoV-2 nay vẫn râm ran.

Uống đồ nóng có chống được virus SARS CoV-2 không?

Đồ uống nóng có thể khiến cho ta cảm thấy thoải mái, nhất là vào những ngày se lạnh. Nó có thể giúp cho tâm trí đang rối bời cảm thấy dịu bớt, và làm chúng ta cảm thấy gần gũi hơn với những người khác. Nó thậm chí có thể giúp chúng ta hạ nhiệt vào những lúc tiết trời nóng bức.

Tuy nhiên, dẫu cho nhiều người muốn có một tách cà phê, một cốc trà hoặc một ly cocktail nóng hot toddie pha từ whiskey để cảm thấy đỡ căng thẳng trong thời điểm khó khăn này, thì một điều mà món đồ uống không giúp ích được gì cho bạn, đó là bảo vệ, giúp bạn chống lại virus SARS CoV-2.

Trên mạng xã hội và các app nhắn tin có những nội dung lưu truyền rộng rãi theo đó đưa ra thông tin ngược lại - chúng là một trong nhiều tin giả đang được chia sẻ, theo đó đưa ra lời khuyên y tế sai.

Có một tin mang nội dung là nước nóng sẽ đủ để bảo vệ mọi người khỏi virus, và điều đó thậm chí đã khiến Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) ra tuyên bố rằng đó không phải là lời khuyên mà tổ chức này đưa ra.

CoronaHotWater 1
  Uống đồ nóng có chống được virus SARS CoV-2 không?

"Không có bằng chứng cho thấy đồ uống nóng sẽ bảo vệ con người chống lại tình trạng nhiễm virus" - Ron Eccles, chuyên gia về các bệnh hô hấp tại Đại học Cardiff ở Anh và là cựu giám đốc Trung tâm Cảm lạnh Thông thường, nói.

Trước đây, Eccles đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng thức uống nóng khi bị cảm cúm. Ông phát hiện ra rằng tuy đồ uống nóng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh, nhưng nhiều khả năng một phần là nhờ vào tác dụng của nó trong việc thúc đẩy bài tiết nước bọt và chất nhầy trong miệng và mũi, làm dịu tính trạng viêm tấy.

Nhưng ông cũng kết luận rằng nhiều khả năng đó là một dạng hiệu ứng giả y dược mạnh mẽ.

Đồ uống nóng không loại bỏ được virus SARS CoV-2

Trong trường hợp SARS CoV-2, biên tập viên BBC Future đã có bài phân tích về việc uống nước không giúp bảo vệ bạn tránh được bệnh dịch. Virus này đơn giản là không thể bị cuốn trôi đi khi bạn uống nước hoặc súc họng thường xuyên.

Tuy virus này xâm nhập cơ thể thông qua đường mũi, miệng, từ các giọt bắn li ti mà người đã nhiễm ho hắt ra, nhưng nó về căn bản là làm nhiễm vào các tế bào ở đường hô hấp. Các tế bào này có chứa một loại enzyme trên bề mặt, là thứ mà virus cần để xâm nhập được vào bên trong tế bào.

Khi ta hít phải những giọt này, hơi thở của ta sẽ vận chuyển chúng xuống phổi, cách xa những nơi mà nước hay chất lỏng ta uống có thể đi qua được. Uống đồ nóng không giúp làm tăng nhiệt độ trong đường hô hấp của ta cao tới mức có thể tiêu diệt bất kỳ con virus nào bên trong các tế bào đó.

Một khi vào bên trong cơ thể chúng ta, virus nhanh chóng xâm nhập vào các tế bào của vật chủ, sau đó nó sẽ tự nhân lên một cách từ từ, nghĩa là nó sẽ dễ dàng tránh được mọi nỗ lực gột tẩy nó.

Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy có thể mất tới 30 giờ kể từ khi các tế bào đầu tiên bị nhiễm bệnh, để virus bắt đầu bùng phát, lây nhiễm sang nhiều tế bào khác.

Tương tự như vậy, một khi xâm nhập được vào bên trong các tế bào của chúng ta, virus này sẽ được bảo vệ khỏi mọi sự khắc nghiệt của nhiệt độ. Cơ thể con người có xu hướng giữ ở mức 37 độ C (98,6F), là mức nhiệt độ rất phù hợp để virus nhân lên và lây lan.

CoronaHotWater 2
Uống đồ nóng không giúp ta tự bảo vệ trước tấn công cuả virus, nhưng sống giãn cách xã hội thì có

Việc uống thức uống nóng không làm nhiệt độ trong đường hô hấp của ta tăng cao lên tới mức có thể tiêu diệt được bất kỳ virus nào bên trong các tế bào ở đó. Cần phải đạt nhiệt độ 56 độ C (132,8F) trở lên mới có thể tiêu diệt hiệu quả các virus SARS CoV-2, và một số xét nghiệm cho thấy mức nhiệt có thể còn cần phải cao hơn nữa, đạt mức 60-65 độ C (140-149F) mới đủ.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào được công bố về virus gây ra dịch Covid-19 và khả năng chống chịu nhiệt độ cao của nó, nhưng nhiều khả năng nó sẽ có khả năng kháng nhiệt tương tự như các loại virus Corona trước đây.

Ta có thể dùng nhiệt độ 70 độ C (158F) trở lên để tiêu diệt virus trên thực phẩm bằng cách đem nấu thức ăn, nhưng mức nhiệt đó thì cũng đủ nóng để làm bỏng da và gây thương tích cho con người.

Thật dễ dàng để thấy là, giống như khi ta trèo vào bồn tắm chứa nước nóng bỏng vậy, cách uống nước nóng như một số lời tư vấn sai lầm nêu ra sẽ khó có thể áp dụng được lâu, và nó sẽ gây hại nhiều hơn là làm lợi cho chúng ta.

Ngay cả khi bạn có thể bước vào bồn nước nóng đủ mức thì nó cũng không tiêu diệt được bất kỳ loại virus nào đã xâm nhập được vào bên trong cơ thể bạn.

Lý do là bởi bất kể ở bề ngoài bạn nóng đến mức nào, thì cơ thể bạn vẫn sẽ làm việc chăm chỉ để giữ nhiệt độ bên trong ở khoảng 37 độ C (98,6F). Khi bước vào bồn tắm nước nóng quá độ, bạn nhiều khả năng sẽ làm bỏng và gây hại nghiêm trọng cho chính mình thay vì tiêu diệt được virus.

CoronaHotWater 3
Mức nhiệt cần thiết để tiêu diệt virus SARS CoV-2 đủ khiến ta bị bỏng cùng các vết thương nghiêm trọng

Tăng nhiệt độ cơ thể bên trong thậm chí lên mới chỉ 40 độ C (104F) thôi là đã có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt nghiêm trọng. Nhiệt độ cơ thể cao hơn mức này có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.

Một số tuyên bố sai lệch cũng nói rằng các hợp chất trong trà có tác dụng bảo vệ chống lại virus SARS CoV-2, nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này, như BBC đã tường thuật trong các bài báo khác.

Vì vậy, thức uống nóng có thể làm dịu bớt cảm giác khó chịu. Nhưng hơn bao giờ hết, cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi virus SARS CoV-2 là hãy tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào các bề mặt có khả năng bị nhiễm bệnh, và làm theo lời khuyên y tế chính thức, được cập nhật thường xuyên từng giờ.

Tường Quyên

(Theo BBC News - Ảnh: Getty)

Bình luận

Nổi bật

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 16:31

Hệ thống CT 1975 lát cắt có tốc độ chụp 0,23 giây/độ phân giải thời gian 19,5 mili giây, phát hiện được các tổn thương nhỏ chỉ 0,23mm.

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Giữ cho gương chiếu hậu ô tô không bị đọng nước trong quá trình lái xe dưới trời mưa là một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã phát triển đúng định hướng, bám sát những yêu cầu thực tiễn và từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục hướng tới những mục tiêu mới, KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) sẽ là một trong những trụ cột, động lực kiến tạo, đưa Đồng Nai phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.