Công ty con Tập đoàn Hoa Sen bị “tố” cù cưa không trả nợ

Một công ty con của CTCP Tập đoàn Hoa Sen bị một đơn vị đối tác “tố” chây ì và cố tình khất nợ tiền tỷ. Mặc dù doanh nghiệp này đã đồng ý “bớt” lại trị giá hợp đồng và nhiều lần gửi công văn đòi nợ.

Công ty con của Tập đoàn Hoa Sen nợ dai?

Vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH MTV Hoa Sen Bình Định (Công ty Hoa Sen Bình Định) tại địa chỉ Lô A1.1 và TT6.2&7 KCN Nhơn Hòa, P.Nhơn Hòa, TX.An Nhơn, tỉnh Bình Định. Công ty Hoa Sen Bình Định là công ty con của Tập đoàn Hoa Sen do ông Trần Ngọc Chu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nạn nhân của trò “cù cưa” là Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Phương (Công ty Đông Phương) tại 18/38 đường số 3, P.9, Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Bà Lê Thị Ái Diệu, Giám đốc Công ty Đông Phương trình bày trong đơn như sau: “Ngày 24/6/2015, Công ty Hoa Sen Bình Định và Công ty Đông Phương có ký kết một hợp đồng kinh tế Cung cấp lắp đặt phần điện hạ thế thuộc dự án Công ty TNHH MTV Ống thép Hoa Sen Bình Định với tổng giá trị là 4,2 tỷ đồng.

Ngày 26/12/2015, Công ty Đông Phương đã bàn giao về việc cung cấp và lắp đặt hệ thống điện hạ thế. Đến ngày 13/1/2016, Công ty Đông Phương và Công ty Hoa Sen Bình Định lập bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành có chữ ký của phía chủ đầu tư gồm Chủ tịch công ty Trần Ngọc Chu, Giám đốc Lê Xuân Phong, kiểm soát nội bộ Hà Đặng Nhật Bình và cán bộ kỹ thuật Nguyễn Xuân Văn.

Từ ngày 22/12/2015 đến ngày 22/2/2016, Công ty Đông Phương đã gửi 5 công văn đến Công ty Hoa Sen Bình Định yêu cầu thanh toán các giá trị đã thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết. Thế nhưng, Công ty Hoa Sen Bình Định vẫn không chịu phản hồi và tỏ ra chây ì, nợ dai.

Đến ngày 2/4/2016, Công ty Đông Phương nhận được thông báo mời họp của Công ty Hoa Sen Bình Định. Chiều ngày 6/4/2016, Công ty Đông Phương đến văn phòng Tập đoàn Hoa Sen tại 183 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM để làm việc. Thế nhưng Tập đoàn Hoa Sen chỉ cử nhân viên ra thông báo và không có tinh thần hợp tác.”

Chia sẻ vấn đề này, bà Lê Thị Ái Diệu, Giám đốc Công ty Đông Phương bức xúc nói: “Công ty Hoa Sen Bình Định là công ty con của Tập đoàn Hoa Sen chây ì, nợ dai là điều không thể chấp nhận được. Bản thân công ty này dư sức trả nợ, dư nguồn tài chính, thế nhưng họ làm ăn kiểu này mất uy tín và thiếu tôn trọng khách hàng, đối tác. Tôi thấy việc này Công ty Hoa Sen Bình Định đang có dấu hiệu “Chiếm đoạt tài sản” của Công ty Đông Phương.

Từ ngày Công ty Hoa Sen Bình Định không chịu trả nợ khiến chúng tôi vô cùng khó khăn. Mỗi lần đòi tiền phải bay ra tận Bình Định. Còn trước đây, hợp đồng chúng tôi đã ký kết là 4,2 tỷ đồng nhưng Công ty Hoa Sen Bình Định cứ liên tục ép giá và không trả tiền.

Tôi cũng không hiểu tại sao lúc đầu tiên ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã đồng ý với số tiền trong hợp đồng là 4,2 tỷ đồng mà giờ đây chúng tôi đã chấp nhận chịu lỗ và hạ giá xuống còn 3,4 tỷ đồng nhưng vẫn không đòi được tiền.

Một tập đoàn lớn mà làm ăn mất uy tín với khách hàng như thế, vậy có ai dám làm ăn chung. Vậy mà Tập đoàn Hoa Sen còn đòi làm dự án tỷ đô. Có vài tỷ đồng còn không chịu trả, mà lấy tiền đâu làm dự án tỷ đô. Kính mong cơ quan chức năng và báo đài đưa tin để làm sáng tỏ vụ việc”.

Trong quyết định chọn nhà thầu cung cấp lắp đặt phần điện hạ thế của Công ty Đông Phương, ông Lê Phước Vũ ký ngày 22/6/2015 có nội dung như: Đợt 1, Công ty Hoa Sen Bình Định sẽ thanh toán cho Công ty Đông Phương 30% giá trị hợp đồng, đợt 2 sẽ thanh toán tiếp 40% giá trị hợp đồng và còn lại sẽ thanh toán vào đợt 3. Ông Lê Phước Vũ giao quyền cho Công ty Hoa Sen Bình Định - đại diện là ông Trần Ngọc Chu - ký hợp đồng với Công ty Đông Phương.

Còn trong Hợp đồng Kinh tế số 24062015/HĐKT/HSG-ĐP ký kết giữa Công ty Hoa Sen Bình Định và Công ty Đông Phương có những điều khoản thỏa thuận bồi thường thiệt hại như sau: Công ty Đông Phương không hoàn thành hợp đồng theo đúng thời gian quy định thì sẽ bồi thường 10 triệu đồng cho mỗi ngày chậm trễ và không vượt quá 5% tổng giá trị hợp đồng. Nếu Công ty Hoa Sen Bình Định chậm thanh toán hợp đồng thì phải chịu lãi vay ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước và không vượt quá 5% giá trị hợp đồng.

Theo như hợp đồng đã nêu thì Công ty Đông Phương đã hoàn thành đúng những gì cam kết. Còn Công ty Hoa Sen Bình Định đã không chịu thực hiện thanh toán theo hợp đồng. Tính đến nay đã hơn 9 tháng mà phía Công ty Hoa Sen Bình Định vẫn không chịu thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

1
Thế nhưng, khi Công ty Đông Phương hoàn thành hợp đồng thì Công ty Hoa Sen Bình Định tìm cách giảm hợp đồng và không muốn trả số tiền còn lại trong hợp đồng.

Sau khi nhận được đơn khiếu nại của bà Lê Thị Ái Diệu, phóng viên Báo Người Tiêu Dùng đã liên hệ qua điện thoại để trao đổi với ông Trần Ngọc Chu, Chủ tịch Công ty Hoa Sen Bình Định để làm sáng tỏ vụ việc. Khi phóng viên chúng tôi vừa đề cập đến khoản nợ của Công ty Hoa Sen Bình Định tại Công ty Đông Phương thì ông Chu nói: “Hiện giờ tôi bận”. Vừa nói xong, ông Chu cúp máy. Chúng tôi nhiều lần nhắn tin qua điện thoại nhưng ông Chu, đại diện của Công ty Hoa Sen Bình Định vẫn không phản hồi.

Phải chăng, Công ty Hoa Sen Bình Định đang muốn cù cưa doanh nghiệp đối tác? Việc làm này của ông Trần Ngọc Chu, Chủ tịch Công ty Hoa Sen Bình Định đã được ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen biết chưa? Hay chính đơn vị mẹ là Tập đoàn Hoa Sen đang tiếp tay cho công ty con làm ăn không chịu chi trả tiền cho nhà cung cấp???

Nợ dai... nhưng vẫn mạnh miệng ở dự án tỷ đô!

Qua việc Công ty Hoa Sen Bình Định nợ dai và có dấu hiệu quỵt nợ nhà cung cấp là Công ty Đông Phương cũng thấy sự mất uy tín của một tập đoàn lớn. Hiện nay, tập đoàn này đang tính làm “Dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận”.

Ông Lê Phước Vũ còn phát ngôn trên mặt báo “Ngu gì không làm thép” và cam kết: “Chúng tôi sẽ không xả thải ra biển, nếu nhà máy của Hoa Sen khi đi vào vận hành mà gây ô nhiễm môi trường thì chúng tôi sẽ tự đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước”.

Đây là tuyên bố “mạnh miệng” của ông Lê Phước Vũ sau khi người dân lo sợ dự án sẽ làm ảnh hưởng đến nôi trường biển Ninh Thuận.

Được biết, Tập đoàn Hoa Sen dự kiến triển khai dự án này theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, với tổng vốn đầu tư lên đến 10,6 tỷ USD.

Trong đó, phân kỳ 1 thuộc giai đoạn 1 của dự án được thực hiện trong năm 2017-2018 dự kiến sử dụng 240 ha đất, công suất dự kiến 1,5 triệu tấn/năm và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019.

2
Quyết định chọn nhà thầu Công ty Phương Đông lắp đặt điện hạ thế trị giá 4,2 tỷ đồng đã được ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen đồng ý.

Liên quan đến chuyện “chây ì trả nợ” của Công ty Hoa Sen Bình Định với Công ty Đông Phương... chỉ là 4,2 tỷ đồng. Vậy mà, bên phía Công ty Hoa Sen Bình Định cứ kéo dài thời gian thanh toán. Mặc dù Công ty Đông Phương đã hạ giá trị hợp đồng xuống mức thấp nhất chỉ còn 3,4 tỷ đồng.

Hãy đem so sánh tiền nợ 3,4 tỷ đồng với số vốn 10,6 tỷ USD (236.009 tỷ đồng) của một dự án mà Tập đoàn Hoa Sen sẽ triển khai. Con số 3,4 tỷ đồng rất nhỏ với một tập đoàn lớn, nhưng lại kéo dài giải quyết thanh toán, khiến DN nhỏ đối mặt nguy cơ phá sản.

Qua đây, cũng nể phục một ông chủ lớn đòi làm dự án tỷ đô la, đòi nâng tầm cả Việt Nam lên trường quốc tế mà nợ một doanh nghiệp khác chỉ 3,4 tỷ đồng lại “cù cưa” không trả.

Thái Minh

NTD So 69 (268)_Page_18
 

 

Bình luận

Nổi bật

Bất động sản An Gia bầu HĐQT mới

Bất động sản An Gia bầu HĐQT mới

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 07:41

(CL&CS) - CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (An Gia) của doanh nhân Nguyễn Bá Sáng từng hào hùng với tầm nhìn “Tập đoàn bất động sản Việt Nam danh tiếng toàn cầu”.

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.