Cổ phiếu Vjetjet tăng lên 108.000 đồng/cổ phiếu

(NTD) - Sáng nay, 300 triệu cổ phiếu của CTCP Hàng không Vietjet đã chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán VJC.

Với giá tham chiếu 90.000 đồng/cổ phiếu, chỉ sau 15 phút giao dịch, giá cổ phiếu VJC đã tăng 18.00 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 20%. Tại mức giá 108.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa của Vietjet đạt 32.400 tỷ đồg. Hiện Vietjet có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng với 664 cổ đông theo danh sách chốt đến ngày 12/1/2017.

Trong đó có 3 cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn điều lệ là Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny (23,24%), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (9,42%) và Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore (5,48%).

17078013_891950377613826_2010920102_n
Cổ phiếu vjc tăng mạnh chỉ sau 15 phút lên sàn (ảnh Ánh Hoa)

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc của Vietjet – đồng thời là chủ sở hữu 100% vốn của công ty Hướng Dương Sunny. Như vậy bà Thảo hiện trực tiếp và gián tiếp sở hữu 32,66% cổ phần của Vietjet. bà Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ chính thức trở thành người giàu thứ 3 trên TTCK. CEO của Vietjet Air cũng sẽ trở thành người phụ nữ giàu nhất trên thị trường chứng khoán với khối tài sản hơn 10.000 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi niêm yết bà Phương Thảo cho biết, Vietjet tự hào là hãng hàng không duy trì chính sách quản lý chất lượng an toàn ở tiêu chuẩn cao. Đồng thời là công ty đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu cổ phiếu ra quốc tế, theo chuẩn mực và quy trình quốc tế (Reg S). Các tổ chức tư vấn nước ngoài là JP Morgan, BNP Paribas, Deutsche Bank. 24 tổ chức quốc tế đã tham gia đặt mua cổ phiếu Vietjet. Trong đó, có nhiều quỹ đầu tư lớn như GIC, Wellington, Morgan Stanley, Dragon Capital, Vina Capital...

Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán ACB (ACBS), cấu trúc thị trường hàng không Việt Nam đã thay đổi mạnh mẽ khi CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air) đã liên tục gia tăng lượng khách dẫn đến thị phần tăng lên mạnh mẽ. Trong khi thị phần của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CTCP Hàng không Jetstar Pacific (Jetstar Pacific) lần lượt giảm dần.

Được biết, trong 5 năm qua, thị trường hàng không Việt Nam đã ghi nhận dấu ấn đáng chú ý từ nhân tố mới cùng với sự chuyển đổi từ loại hình hàng không truyền thống sang giá rẻ. Theo ACBS ước tính, trong 2011, phần lớn thị phần ngành thuộc về Vietnam Airlines (79,9%), tiếp đó là Jetstar Pacific (12,3%), và các đơn vị khác (7,6%). Tuy nhiên, cấu trúc thị trường đã thay đổi mạnh mẽ trong những năm tiếp theo khi Vietjet Air liên tục gia tăng lượng khách từ xấp xỉ 2,5 triệu người trong 2012 lên đến 9,3 triệu người trong 2015 (tốc độ tăng trưởng lũy kế hằng năm (CAGR) 3 năm tương ứng 55,7%).

Do đó, thị phần theo tổng khách vận chuyển của Vietjet Air trong năm vừa qua đã lên đến 30,6%, trong khi của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific lần lượt giảm về 57,1% và 11,8%. Hiện tượng tăng trưởng đáng ngạc nhiên này được lý giải bởi: nhu cầu gia tăng đối với phương tiện vận chuyển hàng không giá rẻ; nỗ lực phát triển đội bay của Vietjet Air và việc liên tục mở mới các đường bay cũng như những điểm đến mới, cả trong và ngoài nước từ hãng hàng không này.

Trên thực tế, trong khi Vietnam Airlines tập trung vào nhóm khách hàng trung – cao cấp và Jetstar Pacific lại đang thiên về khai thác đường bay quốc tế (phân khúc đem về phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho hãng hàng không giá rẻ này) để hỗ trợ JetstarGroup mở rộng mạng lưới toàn cầu của mình, thì việc Vietjet Air vượt mặt Vietnam Airlines sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian nếu như Jetstar Pacific không có động thái đáp trả hữu hiệu.

Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam và nằm trong số ít các hãng trên thế giới có lãi ngay từ năm thứ 2 hoạt động. Được biết,Vietjet đang xây dựng Trung tâm Công nghệ Hàng không trở thành cơ sở nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành hàng không tiêu chuẩn quốc tế chủ động về nguồn nhân lực cao của ngành hàng không.

Ánh Hoa

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.