Cổ phiếu LPB xuống “đáy”, VietnamPost thua lỗ vì LienvietPostBank

(NTD) - Cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank) lao dốc thê thảm xuống “đáy” 3 năm khiến VietnamPost, cổ đông lớn nhất của ngân hàng này thua lỗ nặng. Và câu chuyện tăng vốn của LienvietPostBank trở nên vô cùng gian nan.

LPB xuống "đáy"

LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank) chưa bao giờ là cổ phiếu mạnh trong nhóm ngành ngân hàng. LPB chào sàn ngày 5/10/2017. Trong phiên đầu tiên, LBP dừng ở mức thấp 14.200 đồng/CP. Sau đó, LPB nhanh chóng hạ nhiệt. Dù vậy, LPB cũng có chuỗi ngày dài giao dịch cao hơn mệnh giá và quanh quẩn ở mức 11.000 đồng/CP.

Tới tháng 7/2018, LPB chính thức bước thời kỳ bê bết. Trong chuỗi ngày dài, chỉ có 2 phiên LPB giao dịch trên mức 10.000 đồng/CP. Còn lại, trong hàng chục phiên giao dịch, LPB ngập chìm dưới mệnh giá. Nhưng đó chưa phải điều khiến cổ đông “đau lòng” nhất.

Thời điểm LPB khiến cổ đông “đau lòng” nhất là… hiện tại khi mà LPB không những giao dịch dưới mệnh giá mà còn đang ở “đáy” sâu nhất trong lịch sử niêm yết của LPB.

lienviet
Cổ phiếu LPB xuống "đáy" gần 3 năm.

Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/6/2019, LPB dừng ở mức 7.900 đồng/CP, giảm 1.200 đồng/CP, tương ứng 13,2% so với phiên cuối cùng của quý 1/2019. Điều đó có nghĩa vốn hóa thị trường LienvietPostBank “bốc hơi” 1.066 tỷ đồng. Còn nếu so với gần 1 năm trước đây, LPB đã giảm hơn 50% giá trị.

Không chỉ giảm sâu về thị giá, LPB còn giảm sức hút với nhà đầu tư. Nếu ở thời điểm còn là tân binh, LPB có khối lượng giao dịch đạt khoảng 1 triệu đơn vị mỗi phiên thì hiện tại khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân 10 phiên gần đây nhất của LPB chỉ gần 358.000 đơn vị.

LienvietPostBank không hề thua lỗ nhưng vẫn bị nhà đầu tư “chê”. Đó là do trong khi các đối thủ của LienvietPostBank không ngừng tăng tốc, ngân hàng này gần như giậm chân tại chỗ. Các chỉ tiêu biến động rất chậm chạp.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 1/2019 của LienvietPostBank chỉ đạt 410 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 417 tỷ đồng của quý 1/2018. Chỉ tiêu tiền gửi khách hàng tăng từ 124.948 tỷ đồng lên 125.843 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng từ 117.710 tỷ đồng lên 122.187 tỷ đồng.

VietnamPost thua lỗ vì LPB

Cổ đông LienvietPostBank thua lỗ thảm khi cổ phiếu LPB rơi xuống “đáy” gần 3 năm. Với việc nắm giữ 10,15%, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) là cổ đông lớn nhất của LienvietPostBank. Điều đó có nghĩa trong đợt “khủng hoảng thị giá” này của LPB, VietnamPost là cổ đông chịu thiệt hại nặng nề nhất.

VietnamPost và LienvietPostBank đã có “cuộc hôn nhân” lâu dài với nhau. Vào tháng 7/2011, VietnamPost góp vốn lần đầu vào LienvietPostBank 360 tỷ đồng, bằng giá trị của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Tới tháng 12/2011, LienvietPostBank phát hành 45 triệu cổ phần phổ thông cho VietnamPost, tương đương với 450 tỷ đồng tiền mặt. Tới nay, số cổ phần LienvietPostBank thuộc sở hữu của VietnamPost là hơn 90 triệu cổ phiếu, tương ứng 10,15% vốn.

Mục đích của “cuộc hôn nhân” này là LienvietPostBank sẽ tận dụng hệ thống bưu cục rộng khắp trên cả nước để trở thành ngân hàng có hệ thống giao dịch lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, kế hoạch chưa gặt hái được thành công đáng kể nào.

vietnampost
Giá trị đầu tư của Vietnampost vào LPB giảm 21%.

Đa số cổ phiếu LPB được VietnamPost mua lại ở mệnh giá (10.000 đồng/CP). Như vậy, sau nhiều năm rót tiền vào LienvietPostBank, VietnamPost đã thua lỗ 21% (tương ứng giá trị 189 tỷ đồng).

Gian nan tăng vốn

Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của LienvietPostBank giậm chân tại chỗ chính là việc khó tăng vốn. Đây là khó khăn lớn của ngành ngân hàng hiện tại. Một số “ông lớn” cũng đang rơi vào tình cảnh “đau đầu” như LienvietPostBank.

Trong khi VietinBank khó huy động do vướng mắc chính sách thì LienvietPostBank lại khó huy động vốn do nội tại bản thân kém hấp dẫn. Hồi cuối năm 2018, LienvietPostBank thông báo phát hành khoảng 240 triệu cổ phiếu LPB với giá 10.000 đồng/CP cho cổ đông hiện hữu.

Tuy nhiên, ở thời điểm đó, cổ phiếu LBP chỉ giao dịch quanh mức 9.000 đồng/CP, thấp hơn 10% so với giá bán ra. Vì vậy, nhà đầu tư dự báo thương vụ này sẽ đổ bể. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi đầu tháng 3/2019, LienvietPostBank công bố kết quả của đợt phát hành này. Theo đó, chỉ có 6 nhà đầu tư đăng ký mua 83 triệu cổ phiếu. Và ngân hàng chỉ bán ra thành công 55 triệu cổ phiếu và “ế” tới 182 triệu cổ phiếu.

Dù thất bại nhưng LienvietPostBank vẫn nỗ lực tìm cách tăng vốn. Tại ĐHĐCĐ diễn ra hồi cuối tháng 4 năm nay, cổ đông đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2018 từ lợi nhuận sau thuế và cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ năm 2019 lên gần 9.770 tỷ đồng.

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi', lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi', lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 07:59

(CL&CS) - Việc liên tiếp khách hàng phản ánh tài khoản tiết kiệm bỗng dưng “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đang gây xôn xao dư luận, nhất là khi vụ việc có dấu hiệu lừa đảo từ chính nhân viên ngân hàng.

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:35

Nhìn tổng quan thị trường bất động sản quý I đầu năm nay đã có tín hiệu khởi sắc khi hàng loạt động thái trợ lực giúp thị trường bất động sản khởi sắc như chính sách ưu đãi, lãi suất ngân hàng giảm, cùng với đó, thị trường cũng ghi nhận sự tái khởi động của hàng loạt dự án cũ và nhiều chủ đầu tư rốt ráo “bung hàng.”

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

Doanh nghiệp bất động sản đã “bớt khổ” nhưng vẫn “còn khó”?

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:34

Đã hết quý I/2024 nhưng những khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt là vẫn còn, trong đó dòng tiền vẫn là vấn đề đâu đầu với doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, thách thức cũng đồng nghĩa với việc sẽ mở ra cơ hội cho những doanh nghiệp thực sự có tiềm lực khi trải qua giai đoạn khó khăn này.