Thứ tư, 06/10/2021, 20:43 PM

Chuyên gia khuyến nghị nới bội chi và vay nợ nhiều hơn để phục hồi kinh tế

(CL&CS) - Để phục hồi và phát triển kinh tế, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần tăng quy mô của các gói hỗ trợ, chi ngân sách nhiều hơn, phải chấp nhận tăng nợ công, nới bội chi.

Bối cảnh bất thường, cần giải pháp ngoài khuôn khổ thông thường

“Cần phải chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, xã hội”, đó là ý kiến của chuyên gia tài chính, PGS.TS.Vũ Sỹ Cường (Học Viện Tài chính).

Vị chuyên gia này cho biết: “Sử dụng mô hình ước tính đơn giản giữa độ co giãn về tăng trưởng kinh tế với một số khoản thu chính, với trường hợp GDP tăng thấp (giả định ở mức 3,8%), chúng tôi dự báo thu cân đối NSNN năm 2021 sẽ chỉ đạt khoảng 96-98 % dự toán đầu năm”.

Dù biết chắc thu không đạt dự toán nhưng PGS.TS.Vũ Sỹ Cường và nhiều chuyên gia khác cùng cho rằng Việt Nam cần xem xét các gói chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, để phục hồi kinh tế, để có nguồn lực phòng chống dịch.

Do ảnh hưởng của COVID-19 cũng đặt ra hàng loạt vấn đề liên quan đến an sinh xã hội của người dân và rủi ro phá sản của doanh nghiệp.

Từ năm 2020 đến nay đã có nhiều gói hỗ trợ được đưa ra, nhưng chính sách đưa ra quá thận trọng, các giải pháp chính sách tài khóa hỗ trợ của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với nhiều quốc gia. Số chi này ở các quốc gia mới nổi trung bình là 4 %. 

Như thế chưa thấm vào đâu so với những tổn thất mà người dân, doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh đang phải hứng chịu. Và số chi hỗ trợ còn rất thấp so với các quốc gia mới nổi khác.

Một chuyên gia ngân hàng, tài chính khác cũng cho rằng các gói hỗ trợ còn chưa đủ lớn, chưa đủ mạnh, đó là TS.Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng của BIDV. Ông  ước tính, tổng 4 gói hỗ trợ đưa ra năm 2020 khoảng 1,1 triệu tỷ đồng.

Tuy nhiên tổng giá trị thực - tức là tổng chi phí mà Chính phủ và các tổ chức tín dụng (TCTD) cam kết bỏ ra ước tính khoảng 184,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,94% GDP năm 2020.

Còn theo Bộ KH-ĐT, tổng kinh phí cho các gói hỗ trợ đã và đang được chuẩn bị năm nay là khoảng 10 tỉ USD, tương đương hơn 2% GDP.

Ông Cường cho rằng, kinh tế đã suy giảm giảm sâu thì cần chi nhiều hơn để phục hồi kinh tế, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Chính phủ cần tiếp tục xem xét các chính sách tài khóa nhằm kích thích cả về phía cung (người sản xuất) và cầu (người tiêu dùng).

1

Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam là quốc gia có mức độ chi tiêu cho y tế khá so với các quốc gia cùng thu nhập tuy nhiên, cũng cần xem xét việc tiếp tục tăng chi tiêu cho y tế khi mà dịch COVID-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu và không thể biến mất hoàn toàn....

Dịch bệnh gây khó khăn cho thu NSNN năm 2021 và cả năm 2022 song nhu cầu chi tiêu rất lớn để hỗ trợ và phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.

Vì vậy, “Trong bối cảnh bất thường, cần có những giải pháp nhanh chóng, kể cả vượt ngoài khuôn khổ thông thường”, PGS.TS.Vũ Sỹ Cường nói.

Theo đó, nên xem xét điều chỉnh tỷ lệ bội chi cao hơn cho năm 2022 và tận dụng cơ hội lãi suất thấp để vay và tái cơ cấu lại nợ công. Chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn là để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, xã hội.

Chấp nhận việc nới lỏng phi chu kỳ

Khi được tham vấn về kế hoạch phục hồi kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, TS.Nguyễn Đình Cung cũng đã phát biểu rằng: “  Chính phủ cần mạnh tay chi hơn trong giai đoạn này để phục hồi kinh tế. Chúng ta không thể tự ta trói ta ở mức bội chi 3-4% như hiện nay”.

Nguyên viện trưởng của CIEM cho rằng Việt Nam vẫn còn những dư địa để phục hồi kinh tế trong các năm tới.

Đó là tỷ lệ lạm phát thấp, dự trữ ngoại tệ ổn định, hệ thống tài chính ổn định, đặc biệt là tỷ lệ bội chi ngân sách còn thấp. Muốn phục hồi kinh tế, Chính phủ cần xem xét đẩy mạnh chi hơn nữa, nên miễn nhiều sắc thuế, thay chỉ vì hoãn và giãn thuế. Mạnh dạn chấp nhận một mức bội chi ngân sách cao hơn.

TS.Cấn Văn Lực, cũng cùng quan điểm. Ông cho biết, các nước trên thế giới đang chi mạnh tay hơn để cứu trợ nền kinh tế. Nhiều nước sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách, tăng tỷ lệ nợ công lên để hỗ trợ nền kinh tế. Tỷ lệ bội chi ngân sách toàn cầu đã tăng thêm 7 điểm % (từ 3,2% lên 10,2%) trong thời gian qua.

“Chúng ta nên chấp nhận việc nới lỏng một cách phi chu kỳ như thế này, sau đó sẽ có lộ trình vào củng cố tài khóa, củng cố lại kinh tế vĩ mô”, TS.Cấn Văn Lực nói.

Với tiềm lực, dư địa tài khóa và tín dụng hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng chi ngân sách, tăng tín dụng ở mức độ hợp lý và từ năm 2023 có thể quay lại quỹ đạo, kiểm soát những cán cân này lành mạnh hơn. Lúc này cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng và tăng tín dụng tăng trong tầm kiểm soát.

Cho dù không chủ động nới bội chi để tăng chi cho chống dịch và phục hồi kinh tế thì dù ngay cả khi bội chi không tăng mà dữ nguyên số tuyệt đối là 343.670 tỷ như đã được Quốc hội cho phép thì khi GDP giảm tỷ lệ bội chi 2021 cũng sẽ tăng và sẽ vào khoảng 4,7% GDP, PGS.TS.Vũ Sỹ Cường chốt lại.

Các chuyên gia cùng cho rằng nên điều chỉnh tỷ lệ bội chi cao hơn và tận dụng cơ hội lãi suất thấp hiện nay và dư địa nợ công vẫn còn để vay  nợ và tái cơ cấu lại nợ công. Chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn là để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, xã hội.

Trong trung hạn từ 2022-2025 khi kinh tế trong nước và quốc tế hồi phục, lãi suất huy động có thể tăng trở lại khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phục hồi sau dịch bệnh. 

Năm 2022 cần tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa là chủ động, linh hoạt trong ứng biến về ngắn hạn nhưng tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách và kỷ luật tài chính về dài hạn. Dịch bệnh COVID-19 là hiện tượng bất thường nên cũng cần có những giải pháp đặc thù mới có thể đối phó được.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03

(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.