Chuyên gia chỉ ra 6 thói quen của người trẻ là 'ngòi châm' đột quỵ sau tuổi 50, dấu hiệu nào để nhận biết?
Tình trạng trẻ hóa độ tuổi bị đột quỵ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho lối sống, cách sinh hoạt mà người trẻ đã và đang áp dụng.
Vào mùa lạnh, cơ chế tự điều hòa của tuần hoàn kém hơn bình thường, mạch máu co lại đột ngột, huyết áp tăng cao dẫn đến đột quỵ khó tránh. Chưa kể, sau độ tuổi 50, tuổi tác cho thấy bạn không còn trẻ khỏe càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật tấn công, trong đó có đột quỵ.
Vì thế ngay từ khi còn trẻ tuổi, hãy rèn luyện cho mình lối sống khoa học. Một số thói quen ăn uống cần điều chỉnh, nếu không chúng sẽ là "ngòi châm" dẫn lối đột quỵ tìm đến.
Những thói quen là "ngòi châm" đột quỵ tìm đến sau tuổi 50
Ăn uống không khoa học
Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo sự lên ngôi của các món ăn như thức ăn nhanh, thức ăn đường phố, thức ăn hàng quán và thậm chí giới trẻ đuổi theo các xu hướng của các món ăn một cách bất chấp. Vô tình các thực phẩm đó chứa hàng loạt các chất gây hại như dầu, mỡ, chất béo... là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não.
Thức khuya
Khi thức khuya, đồng hồ sinh học của tim và mạch máu não bị rối loạn. Điều này làm cơ thể tiết ra quá nhiều adrenaline và norepinephrine khiến mạch máu co lại, hạn chế máu lưu thông, dẫn tới có nguy cơ đột quỵ.
Tắm khuya, tắm ngay lúc đi nắng về
Đi nắng về, khi cơ thể bạn đang ở nền nhiệt cao, các lỗ chân lông mở rộng để bài tiết mồ hôi, nếu lại tiếp xúc đột ngột với nước lạnh sẽ làm cho nhiệt đột cơ thể giảm xuống nhanh, các vi mạch và nang lông lập tức co lại ngăn chặn quá trình lưu thông máu. Điều này dễ gây ra hiện tượng cảm lạnh làm rối loạn nhịp đập của tim và hình thành cơn đột quỵ.
Không chỉ đi ngoài nắng mà việc tắm quá khuya (đêm khuya là lúc nhiệt độ giảm xuống thấp, dù có sử dụng nước nóng thì cũng có thể làm giãn tính mạch và tụt huyết áp) cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Lười uống nước
Những người không thích uống nước sẽ khiến cơ thể thiếu nước, máu có xu hướng đặc hơn, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt vào mùa hè, bạn dễ bị đổ mồ hôi, mất nước trong cơ thể nghiêm trọng.
Bạn đừng đợi đến khi khát mới uống nước. Bạn có thể đặt một cốc nước cạnh giường và uống vài ngụm tầm nửa tiếng trước khi đi ngủ và khi thức dậy vào buổi sáng.
Lạm dụng chất kích thích
Hút thuốc có thể làm tăng 90% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và gần gấp đôi nguy cơ xuất huyết dưới nhện.
Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng, so với những người uống ít hoặc kiêng rượu thì những người nghiện rượu nặng có nguy cơ đột quỵ tăng 22%. Liều thuốc an toàn nhất để tránh đột quỵ là nói không với bia rượu.
Ngồi quá lâu, ít vận động
Ngồi lâu mỗi ngày khiến con người dễ béo, máu lưu thông chậm lại. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não.
Khi bạn bắt đầu tập thể dục, bạn nên thực hiện từng bước một, cường độ vừa phải theo thể lực của bản thân. Nhiều người thường xuyên lười vận động, đột ngột tăng cường độ vận động dễ khiến cơ thể bị quá tải, gây thiếu oxy não và thiếu máu cục bộ cấp tính, dễ dẫn đến đột quỵ.
Nguyên tắc “120” nhận biết người bị đột quỵ
Cảnh giác với các triệu chứng đột quỵ để nhận biết và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Trong đó, bạn có thể áp dụng nguyên tắc "120" để nhận biết, cụ thể:
“1” nghĩa là “Nhìn thấy khuôn mặt bị lệnh, mất cân đối”.
“2” nghĩa là “Kiểm tra xem hai cánh tay có bị mất lực không”.
“0” nghĩa là “Giọng nói có rõ ràng không, có bị nói ngọng không”.
Để phòng tránh đột quỵ, các bác sĩ khuyến cáo người trẻ cần thiết lập cho mình một môi trường sống lành mạnh, thoải mái về tinh thần lẫn thể chất, một chế độ dinh dưỡng khoa học (giảm mặn, giảm tinh bột, giảm béo, tăng cường rau xanh và trái cây).
Song song đó, cần siêng năng tập thể dục thể thao, bỏ hẳn thuốc lá cũng như hạn chế bia rượu, tuyệt đối không dùng ma túy, thay đổi biện pháp ngừa thai nếu nghi ngờ thuốc ngừa thai đang uống liên quan với đột quỵ. Đặc biệt, cần nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Quỳnh Châu
Bình luận
Nổi bật
Kon Tum sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch 2024
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12
(CL&CS) - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5, kết hợp Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.
Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.