Thứ năm, 28/09/2023, 10:15 AM

Chuyển đổ số xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng 2030

(CL&CS) - Theo đó, kế hoạch nhằm mục đích triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội thủ đô.

Kế hoạch đưa ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Bao gồm 27 chỉ tiêu về chính quyền số với 100 nhiệm vụ, 7 chỉ tiêu về kinh tế số với 77 nhiệm vụ, 14 chỉ tiêu về xã hội số với 6 nhiệm vụ và các nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế, đo lường giám sát triển khai, giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển kinh tế số, xã hội số.

ttt

Theo đó, chính quyền số có 27 chỉ tiêu như đến năm 2025, 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp chất lượng dịch vụ; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương…

Về kinh tế số, đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trong GRDP thành phố đạt khoảng 30%, tỷ lệ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt hơn 10%, trên 80% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử…

Để phát triển xã hội số, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, 90% hộ gia đình được phủ mạng internet băng thông rộng cáp quang…

UBND thành phố yêu cầu tiếp tục triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ, bảo đảm kết nối và chia sẻ dữ liệu số theo quy định; Không phát triển các ứng dụng nhỏ lẻ, dùng riêng của một đơn vị; Kế thừa các kết quả triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo đúng quy định từ giai đoạn trước.

Thành phố cũng không đầu tư trùng lặp với các nội dung xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng dùng chung, các hệ thống thông tin chuyên ngành, ứng dụng, dịch vụ đã được các Bộ, ngành triển khai.

UBND cấp huyện, cấp xã không đầu tư trùng lặp với các nội dung xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng dùng chung, các hệ thống thông tin chuyên ngành, ứng dụng, dịch vụ đã được triển khai diện rộng.

UBND thành phố yêu cầu tiếp tục triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ, bảo đảm kết nối và chia sẻ dữ liệu số theo quy định; không phát triển các ứng dụng nhỏ lẻ, dùng riêng của một đơn vị. Kế thừa các kết quả triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo đúng quy định của thành phố từ giai đoạn trước nhưng không đầu tư trùng lặp với các ứng dụng, dịch vụ đã được thành phố triển khai.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024

Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Diễn đàn đầu tư số quốc tế tại Việt Nam năm 2024.

10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024

10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động, đã chọn được 10 đội xuất sắc vào chung kết, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tới.

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:51

(CL&CS) - Hiện nay, việc ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics.