Chứng khoán Tiên Phong đăng ký niêm yết tại HOSE

(CL&CS) - CTCP Chứng khoán Tiên Phong vừa nộp hồ sơ xin niêm yết cổ phiếu lần đầu tại HOSE với khối lượng 200 triệu cổ phiếu.

TPS đã lột xác trở thành công ty vốn hóa hơn 200 triệu USD.

TPS đã lột xác trở thành công ty vốn hóa hơn 200 triệu USD.

Tiền thân của CTCP Chứng khoán (TPS) là CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép ngày 29/12/2006 với vốn điều lệ 60 tỷ đồng. ORS được góp vốn, thành lập bởi các cổ đông pháp nhân tại TP.HCM như: Tổng công ty Bến Thành, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico).

ORS từng lâm vào cảnh bế tắc khi “dính” vào vụ án của siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như (từng tham gia HĐQT ORS từ 18/5 - 30/11/2011) xảy ra vào năm 2011 với thiệt hại khoản 380 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã thực hiện gửi số tiền trên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) thông qua ORS.

Tại bản án phúc thẩm ngày 30/5/2018, TAND cao cấp tại TP.HCM tuyên án phúc thẩm bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và có trách nhiệm bồi thường cho ORS 380 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2018, ORS có vốn điều lệ 240 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế -233 tỷ đồng và tổng tài sản chỉ còn 72 tỷ đồng. Lỗ 3 năm liên tiếp (2016-2018), cổ phiếu ORS bị hủy niêm yết bắt buộc tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào 10/4/2019 và chuyển sang đăng ký giao dịch tại thị trường UPCoM ngày sau đó.

ORS đã được hồi sinh thông qua việc phát hành riêng lẻ 16 triệu cổ phiếu cho 2 cá nhân Vũ Lê Thùy Linh và Nguyễn Thị Minh Loan để thu về 160 tỷ đồng. Cùng thời điểm, ORS đã đổi tên thành CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) với bộ thương hiệu tím cam đặc trưng của TPBank. Đồng thời, HĐQT của TPS có sự tham gia của thành viên HĐQT TPBank Đỗ Anh Tú.

Năm 2020, TPS phát hành riêng lẻ 3,96 triệu cho TPBank. TPBank sở hữu trực tiếp 9,9% vốn điều lệ của TPS. Sau đó, TPS tiếp tục phát hành riêng lẻ 56,04 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Mới đây, công ty tăng vốn thành công lên 2.000 tỷ đồng thông qua chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ 1:1.

Hơn 2 năm qua, vốn điều lệ của TPS tăng gấp 8,33 lần, công ty thu về 1.760 tỷ đồng giúp kết quả hoạt động kinh doanh thay đổi thần tốc. Trong 6 tháng đầu năm nay, công ty thực hiện 541 tỷ đồng doanh thu và 151 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 258% và 296% so cùng kỳ năm trước.

TPS đặt mục tiêu năm 2021 với doanh thu 623 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 146 tỷ đồng. Lần đầu tiên, cổ đông sẽ được cổ tức khi công ty tạm ứng cổ tức năm 2021 với tổng số tiền tối đa không quá 70 tỷ đồng.

Ngoài kế hoạch kinh doanh tươi sáng, TPS còn đặt mục tiêu phát hành trái phiếu với tổng giá trị tối đa 7.000 tỷ đồng, thời gian tối đa 5 năm.

Cùng sóng ngành chứng khoán và sự thay da đổi thịt của TPS, cổ phiếu ORS đã tăng giá 16 lần trong 3 năm vừa qua. Kết thúc phiên giao dịch sáng 18/8, ORS đạt 27.500 đồng/cổ phiếu giúp vốn hóa của công ty đạt 5.500 tỷ đồng.

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 08:19

(CL&CS) - Trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do HOSE tổ chức, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:12

(CL&CS) - Theo văn bản của Cục Thuế Doanh nghiệp lớn ngày 11/11/2024, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) đã hoàn tất nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước 8,5 tỷ đồng tiền thuế cho các năm 2022 và 2023, nâng tổng tiền thuế đã nộp cho năm 2023 lên 3.102 tỷ đồng.