Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 05/09/2024, 16:02 PM

Chính thức từ năm 2025, chứng minh nhân dân kiểu cũ bị ‘khai tử’

Từ năm 2025, chứng minh nhân dân (CMND) sẽ chính thức không còn giá trị sử dụng, kể cả khi vẫn còn hạn. Theo quy định mới, CMND sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2024.

Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội mới đây đã cung cấp thông tin quan trọng về các điểm mới trong Luật Căn cước (Số 26/2023/QH15), có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Quy định mới về hạn sử dụng của CMND

Một trong những điểm đáng chú ý nhất của Luật Căn cước mới là việc bãi bỏ hoàn toàn CMND từ ngày 1/1/2025. Theo đó, các CMND còn thời hạn sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến hết ngày 31/12/2024.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 46 của Luật Căn cước 2023, CMND còn hạn sử dụng sau ngày 31/12/2024 sẽ chỉ có giá trị đến hết ngày này. Sau thời điểm đó, loại giấy tờ này sẽ không còn được sử dụng.

Các CMND còn thời hạn sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến hết ngày 31/12/2024. Ảnh: Internet

Các CMND còn thời hạn sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến hết ngày 31/12/2024. Ảnh: Internet

Các giấy tờ pháp lý đã được cấp và có chứa thông tin từ CMND hoặc Căn cước công dân (CCCD) vẫn sẽ tiếp tục giữ nguyên giá trị sử dụng. Các cơ quan nhà nước cũng không được phép yêu cầu công dân phải thay đổi hay chỉnh sửa thông tin liên quan đến CMND hoặc CCCD trên những giấy tờ đã cấp trước đó.

Như vậy, theo quy định này, CMND vẫn có thể sử dụng đến hết ngày 31/12/2024 và chính thức bị “khai tử” từ ngày 1/1/2025.

Đặc biệt, đối với các CMND hết hạn trong khoảng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024, chúng vẫn sẽ được gia hạn sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Sử dụng song song CMND và CCCD có bị phạt không?

Theo quy định hiện hành, công dân khi làm thủ tục chuyển đổi từ CMND sang thẻ CCCD, hoặc đổi thẻ CCCD, sẽ phải nộp lại CMND hoặc thẻ CCCD cũ. Cụ thể, Điều 11 khoản 3 của Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định rằng CMND hoặc CCCD đang sử dụng sẽ bị thu hồi khi công dân làm thủ tục chuyển đổi. Đồng thời, khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định rõ việc thu hồi CMND/CCCD cũ khi công dân đổi từ CMND sang CCCD hoặc đổi thẻ CCCD.

Theo quy định hiện hành, công dân khi làm thủ tục chuyển đổi từ CMND sang thẻ CCCD, hoặc đổi thẻ CCCD, sẽ phải nộp lại CMND hoặc thẻ CCCD cũ. Ảnh: Internet

Theo quy định hiện hành, công dân khi làm thủ tục chuyển đổi từ CMND sang thẻ CCCD, hoặc đổi thẻ CCCD, sẽ phải nộp lại CMND hoặc thẻ CCCD cũ. Ảnh: Internet

Theo đó, khi thẻ CCCD mới được cấp, CMND cũ sẽ không còn giá trị sử dụng, dù cho thẻ này vẫn còn nguyên vẹn và trong thời hạn sử dụng. Pháp luật chỉ công nhận một loại giấy tờ tùy thân hợp pháp cho mỗi công dân tại mỗi thời điểm, tức là hoặc CMND, hoặc CCCD.

Nếu công dân cố tình sử dụng CMND cũ trong các giao dịch hoặc thủ tục hành chính sau khi đã được cấp CCCD, hành động này có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, tại khoản 1 Điều 10, vi phạm về việc không tuân thủ quy định về cấp, đổi hoặc cấp lại thẻ CCCD có thể bị phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng.

Không chỉ bị phạt hành chính, việc sử dụng song song cả CMND và CCCD có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý khác, gây rắc rối trong các giao dịch. Để đảm bảo tính nhất quán và tránh những hậu quả không mong muốn, sau khi đã được cấp thẻ CCCD, người dân nên chỉ sử dụng duy nhất loại giấy tờ này cho mọi thủ tục và giao dịch.

Hậu quả của việc cố tình sử dụng CMND hết hạn

Sau khi làm CCCD gắn chip, CMND hoặc CCCD cũ sẽ không còn giá trị. Tuy nhiên, nhiều người vẫn giữ lại CMND hoặc CCCD cũ do chưa nộp lại hoặc việc thu hồi chưa được thực hiện triệt để. Điều này dẫn đến việc một số cá nhân có cả CCCD gắn chip và CMND hoặc CCCD cũ.

Lưu ý rằng số CMND và số CCCD gắn chip là hai mã số hoàn toàn khác nhau. Do đó, nếu tiếp tục sử dụng CMND đã hết hạn trong các giao dịch, ký kết hợp đồng hay thực hiện thủ tục hành chính, công dân có thể đối mặt với các rủi ro pháp lý.

Ví dụ, các hợp đồng sử dụng CMND hết hiệu lực có thể bị vô hiệu. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, văn bản thỏa thuận có thể không được công nhận do một bên sử dụng giấy tờ đã hết hạn, gây thiệt hại về pháp lý và tài chính.

Nếu tiếp tục sử dụng CMND đã hết hạn trong các giao dịch, ký kết hợp đồng hay thực hiện thủ tục hành chính, công dân có thể đối mặt với các rủi ro pháp lý. Ảnh: Internet

Nếu tiếp tục sử dụng CMND đã hết hạn trong các giao dịch, ký kết hợp đồng hay thực hiện thủ tục hành chính, công dân có thể đối mặt với các rủi ro pháp lý. Ảnh: Internet

Để tránh những rủi ro này, công dân sau khi được cấp CCCD mới nên sử dụng duy nhất CCCD cho mọi giao dịch và thủ tục hành chính, nhằm đảm bảo tính nhất quán trong việc xác minh thông tin cá nhân.

Việc tiếp tục sử dụng CMND hoặc CCCD cũ có thể gây khó khăn trong quá trình cập nhật thông tin, dẫn đến sai lệch và gây trở ngại khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc không thực hiện đúng quy định về cấp, đổi hoặc cấp lại CCCD sẽ bị xử phạt. Nếu sử dụng CMND hết hạn mà chưa đổi sang CCCD gắn chip, công dân sẽ vi phạm quy định này.

Trong trường hợp vi phạm, người dân có thể bị phạt hành chính với mức phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng, tùy vào mức độ vi phạm.

Để tránh rủi ro pháp lý và đảm bảo thông tin cá nhân luôn được cập nhật chính xác, người dân nên hoàn tất thủ tục chuyển đổi sang CCCD gắn chip và ngừng sử dụng các giấy tờ đã hết hạn trong mọi giao dịch.

Thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD

Theo Điều 26 của Luật Căn cước công dân 2023, nêu rõ thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD. Cụ thể, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật này, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Hải Châu

Bình luận

Nổi bật

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục công bố hơn 2.000 trang sao kê, tiếp nhận gần 800 tỷ đồng tiền ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục công bố hơn 2.000 trang sao kê, tiếp nhận gần 800 tỷ đồng tiền ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:39

Từ số tiền trên, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã có quyết định phân bổ và làm thủ tục chuyển tiền đến Ban Cứu trợ các địa phương đợt 1.

Profile ‘đỉnh nóc kịch trần’ của người chuyển 200 triệu 'quên’ lời nhắn gây sốt đại hội 'check VAR': Từng là Đoàn Trưởng Đoàn tiếp viên đầu tiên của VNA, hiện là giám đốc công ty du lịch lớn

Profile ‘đỉnh nóc kịch trần’ của người chuyển 200 triệu 'quên’ lời nhắn gây sốt đại hội 'check VAR': Từng là Đoàn Trưởng Đoàn tiếp viên đầu tiên của VNA, hiện là giám đốc công ty du lịch lớn

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 21:38

Cô Trần Thị Bích Hà chính là người phụ nữ có cú chuyển khoản 200 triệu "quên" lời nhắn, đã trở thành tâm điểm chú ý nhờ sự hào phóng và làm từ thiện trong “thầm lặng”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Quá trình cải cách tiền lương phải được triển khai đúng hạn, trước ngày 1/1/2025

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Quá trình cải cách tiền lương phải được triển khai đúng hạn, trước ngày 1/1/2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 21:37

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với Cục Quan hệ lao động và Tiền lương để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 8 tháng đầu năm và phương hướng cho 4 tháng cuối năm 2024.