Dữ liệu cũ
Thứ hai, 13/01/2020, 20:21 PM

Cháy rừng ở Úc: Thảm họa của toàn nhân loại

Sau cháy rừng, thực vật bị tàn phá, động vật không còn nhiều thức ăn và nơi trú ẩn... hệ sinh thái ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây không chỉ là thiệt hại của nước Úc mà còn là thảm họa đau lòng của cả Thế giới.

 Cháy rừng ở đông nam nước Úc đã hoành hành kể từ tháng 9/2019 và lan rộng khắp nước Úc. Cho đến nay, hơn 6 triệu ha rừng đã bị phá hủy bởi các vụ cháy rừng ở New South Wales và Victoria. Hệ sinh thái tự nhiên, cơ sở hạ tầng và nhà cửa thậm chí tính mạng con người chịu thiệt hại nghiêm trọng trong vụ cháy lịch sử này. 

Tại New South Wales, bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa, hỏa hoạn đã thiêu rụi gần 5 triệu ha đất, phá hủy hơn 1.300 ngôi nhà và buộc hàng nghìn người phải di cư. Vào ngày 6/1, vẫn còn khoảng 130 đám cháy rừng đang cháy ở New South Wales.

Úc ban đầu là một quốc gia có các vụ cháy rừng định kỳ hàng năm và người dân bản địa sống trên vùng đất này từ lâu đã biết tầm quan trọng của việc quản lý "lửa" và đóng góp của nó đối với sức khỏe hệ sinh thái. Người dân lẫn chính quyền Úc đều có kinh nghiệm khai thác các vụ cháy rừng, tăng cường quản lý và biết tầm quan trọng của các đám cháy trong tái tạo đất.

Tuy nhiên, trận cháy rừng năm nay đã bùng cháy trên khắp nước Úc. Ngọn lửa dữ dội và quy mô của nó được mô tả là "chưa từng có." Cho đến hiện tại, nguyên nhân của vụ cháy rừng vẫn chưa được xác nhận. Có rất nhiều khả năng, chẳng hạn như người dân vô tình vứt bỏ thuốc lá hoặc do sấm sét tự nhiên. Cố tình gây cháy cũng có thể là nguyên nhân. Nhưng chắc chắn rằng biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm vụ cháy này. 

Úc đã trải qua năm nóng nhất trong lịch sử, cao hơn 1,5 độ so với nhiệt độ trung bình. Ngày 17/12/2019 là ngày nóng nhất từ ​​trước đến nay tại Úc. Nhiệt độ trung bình quốc gia đạt 40,9 độ C, phá vỡ kỷ lục 40,3 độ C được thiết lập vào ngày 7/1/2013.

vne-kang-5425-1578505644-15787-7355-6217-157872997

Kangaroo chạy khỏi đám cháy rừng. (Ảnh: BBC) 

Thiếu mưa, hạn hán và độ ẩm đất thấp đều góp phần vào việc mở rộng các đám cháy nhỏ. Trong những tháng gần đây, Úc đã trải qua khoảng thời gian khô hạn với nhiệt độ cao kèm gió lớn. Có những nơi gió mạnh lên tới 120 km/h, nhiệt độ đồng loạt tăng mạnh, độ ẩm thấp chỉ khoảng 10% tạo điều kiện cho các đám cháy rừng ở Úc liên tục bùng phát, biến những đám cháy nhỏ thành những đám cháy dữ dội như "lửa địa ngục" và khiến mùa cháy rừng kéo dài hơn những năm trước.

Hơn nữa, biến đổi khí hậu vào năm 2019 đã cung cấp nhiều điều kiện hơn cho trận cháy rừng đáng lẽ phải bị dập tắt này. Một nguyên nhân góp phần tạo nên bối cảnh tồi tệ là "Lưỡng cực Ấn Độ Dương (IOD)". Là những thay đổi nhiệt độ bề mặt của khu vực Đông và Tây Ấn Độ Dương. IOD chính là yếu tố chính khiến khí hậu Úc trở nên cực đoan, vì nó đã ngăn mưa rơi trên đất Úc từ tháng Năm tới nay.

Năm 2019, lưỡng cực mạnh nhất trong 60 năm, có nghĩa là nhiệt độ nước biển đang tăng ở phía tây của Ấn Độ Dương, trong khi điều ngược lại diễn ra ở phía Đông. Do đó, lượng mưa và lũ lụt ở Đông Phi cao hơn mức trung bình vào năm 2019, và hạn hán ở Đông Nam Á và Úc cao hơn mức trung bình. Do đó, không khí và đất đều thiếu hơi ẩm, và cháy rừng có khả năng bùng phát. Ở Úc, nhiệt độ mùa xuân cao kỷ lục đã châm ngòi và cháy rừng diễn ra trên khắp đất nước.

2d4772b4a7f44eaa17e5

Nhân viên cứu hộ động vật hoang dã Simon Adamczyk với một chú gấu túi (Ảnh: AAP)

Mặc dù nguyên nhân của vụ cháy rừng cuối cùng cần phải được điều tra sau khi thực tế, vụ cháy rất giống với vụ cháy rừng ở California ở  Mỹ vào mùa thu năm 2019. Vào thời điểm đó, có tổng cộng 17 vụ cháy rừng ở California, trong đó có 2 vụ cháy rừng quy mô lớn. Vụ cháy ở thị trấn Paradise ở Bắc California và Getty ở khu vực Los Angeles ở Nam California là những vụ cháy kinh hoàng nhất. 

Các cuộc điều tra sau đó tiết lộ rằng vụ cháy Getty đã thiêu rụi 656 mẫu rừng núi ở Los Angeles. Cơ quan chức năng đã xác định rằng vị trí ban đầu của vụ cháy là trên đường cao tốc ở quận Getty của Los Angeles. Nguyên nhân của vụ cháy là một nhánh cây rơi trên dây điện và gây ra cháy chứ không phải do con người cố tình tạo ra. 

Mặc dù vậy, không thể loại trừ các yếu tố con người trong vụ việc trên. Áp lực dân số ở Hoa Kỳ khiến cho ngày càng có nhiều người sống gần các khu rừng dễ cháy hoặc xây nhà trên các đường cảnh báo cháy. Tương tự, do thiếu ngân sách, dự luật California về việc chặt cây, phá rừng năm 2019 đã không được thông qua, khiến hơn 130 triệu cây chết không được dọn sạch kịp thời đã làm trầm trọng thêm thảm họa sau những vụ cháy liên tiếp.

Tình hình ở Úc chắc chắn khác với ở Hoa Kỳ, nhưng quan trọng hơn, khí hậu nóng lên và diễn biến bất thường đã làm trầm trọng thêm đám cháy Úc. Hơn nữa, hậu quả của vụ cháy đã tạo điều kiện cho các đám cháy trong tương lai, bởi vì hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng hơn dẫn đến hàng loạt những vụ cháy về sau. 

Khi các khu vực rộng lớn ở Úc bị đốt cháy, các đám cháy rừng đã giải phóng carbon dioxide vào khí quyển. Mặc dù khí này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khí trong khí quyển, nhưng sự tản nhiệt của nó là vô cùng lớn. Theo thống kê sơ bộ, từ tháng 11/2019 đến đầu năm, đám cháy Úc đã thải ra 350 triệu tấn carbon dioxide vào không khí. Các chuyên gia khí hậu tin rằng có thể mất một thế kỷ hoặc hơn để hấp thụ carbon dioxide do trận hỏa hoạn này thải ra.

Khói bốc lên từ đám cháy dữ dội ở Úc đã lan khắp đại dương và thậm chí đã đến sông băng Franz Josef ở New Zealand. Vào ngày 1/1/2020, ngày đầu tiên của thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21, sông băng Franz Josef đã nhuốm màu "nâu caramel" do số bụi khổng lồ từ nước láng giềng Úc. 

7d0e79269b6672382b77

Các sông băng ở New Zealand bị nhuốm màu nâu do đám cháy rừng từ Úc thổi tro bụi sang.

(Ảnh: Twitter/Rachelhatesit)

Các nhà sinh thái học ước tính rằng khoảng 1,25 tỷ động vật đã bị giết trong vụ cháy. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ và tình trạng thực sự của số động vật sẽ chưa ngừng lại cho đến khi đám cháy chấm dứt và các cuộc điều tra, đánh giá tại hiện trường được thực hiện. Các loài thực vật và thảm thực vật bị phá hủy bởi ngọn lửa cũng rất khó phục hồi trong một thời gian dài. 

Khí hậu thế giới ảnh hưởng đến Úc và hỏa hoạn ở Úc cũng sẽ ảnh hưởng đến thế giới. Hỏa hoạn ở Úc không chỉ là thảm họa ở Úc, mà còn là thảm họa của cả nhân loại. Khi biến đổi khí hậu thế giới làm trầm trọng thêm mức độ thảm khốc của hỏa hoạn, hỏa hoạn lần lượt làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi của khí hậu. Và khi tài nguyên sinh học của Úc bị thiệt hại nặng nề do hỏa hoạn, tài nguyên thiên nhiên của thế giới cũng sẽ bị mất. Đây là mối liên hệ chặt chẽ của thiên nhiên và con người mà chỉ đến khi các thảm họa xảy ra, nhân loại mới thật sự cảm nhận được một cách rõ ràng. 

Hoài Viễn

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.