Văn hóa và Đời sống
Thứ bảy, 02/12/2023, 15:52 PM

Cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam, ra đời trước "kỳ quan" trên sông Hàn cả trăm năm, dầm cầu được làm từ loại hợp kim thép chế tạo riêng

Ít ai biết rằng, ở Hà Nội đã từng có một cây cầu có thể quay được tương tự như cây cầu sông Hàn hiện nay.

Trong hơn chục năm qua, người dân Đà Nẵng vẫn tự hào vì đang sở hữu một “kỳ quan” trên sông, đó là cây cầu quay sông Hàn. Và quả thực với tất cả mọi du khách mỗi lần đến Đà Nẵng, được may mắn một lần ngắm cầu sông Hàn quay là một điều may mắn... Cho đến nay, cây cầu độc đáo này vẫn là cầu quay duy nhất ở Việt Nam.

Thế nhưng, ít ai biết rằng, ở Hà Nội đã từng có một cây cầu có thể quay được tương tự như cây cầu sông Hàn hiện nay. Và nó xuất hiện từ cả... trăm năm trước, “cùng thời” với cầu Long Biên nổi tiếng, đó là cầu Đuống. Tuy nhiên, hiện nay, những tư liệu về lịch sử về cây cầu độc đáo này cũng không còn nhiều.

Empty

Trải qua 2 cuộc chiến tranh, cầu bị tàn phá nặng nề và những dấu tích cũ của cây cầu trăm tuổi cũng không còn. Có thể nhiều người cho đây là một cây cầu nhỏ, nhưng thực sự với vị trí của nó, cầu Đuống đã và vẫn là một cây cầu với vị trí chiến lược phục vụ giao thông trên tuyến quốc lộ 1A cũ lên các tỉnh phía Bắc.

Ban đầu, cầu Đuống bắc qua sông Đuống, nối phường Đức Giang (Long Biên) với thị trấn Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội). Cầu do thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19, khi thông xe năm 1902 cầu có 5 nhịp, 2 mố và 5 trụ với trụ giữa có thể quay được. 

Các mố và trụ có móng bằng giếng chìm, có khả năng chịu đựng lưu lượng dòng chảy là 4.500m3/s. Nhịp chính giữa là nhịp xoay, nằm trên trụ số 3 là một trụ tròn. Mỗi khi có tàu bè, nhịp này có thể xoay để tàu bè qua lại được dễ dàng. Cầu bắc chéo dòng chảy của sông một góc khoảng 45 độ.

Empty

Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu Đuống bị máy bay Mỹ ném bom trúng khiến cây cầu gần như biến mất, chỉ còn lại những mố cầu ở 2 đầu. Hòa bình lập lại, cầu được xây lại ở đúng vị trí cũ, đến năm 1981 thì hoàn thành và thông xe.

Do nhu cầu thực tế, cầu đã được thiết kế khác hoàn toàn cầu cũ. Cầu mới đã giảm từ 5 trụ xuống còn 3 trụ (bỏ trụ số 2 và số 4), để tạo thuận lợi cho tàu bè qua lại. Dầm cầu làm bằng hợp kim thép do Trung Quốc chế tạo riêng, mặt cầu làm từ các bản bê tông cốt thép.

Cầu Đuống có chiều dài 225m, là cây cầu kết hợp cả đường bộ và đường sắt giống như cầu Long Biên. Đường sắt chạy chính giữa cầu là loại đường sắt đơn khổ 1.435mm. Hai bên là làn đường cho các phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ đi lại, thiết kế ban đầu dành cho xe có tải trọng tối đa 30 tấn.

Sau hàng chục năm hoạt động, cầu Đuống vẫn chứng minh được giá trị của mình là cây cầu huyết mạch trên Quốc lộ 1A cũ nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn...

Empty

Năm 2010, cầu được đại tu nhân chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Tuy nhiên trải qua hơn 40 năm đưa vào sử dụng, cầu Đuống hiện nay đã xuống cấp nhiều. Dầm cầu đã xuất hiện nhiều điểm han gỉ. Hệ thống cọc bị xói mòn làm trơ ra cả phần cốt thép của trụ cầu.

Đầu năm 2022, Hà Nội đã đưa ra phương án đề xuất chính phủ phê duyệt quy hoạch thi công xây dựng cầu Đuống 2 bắc qua sông Đuống thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Cầu Đuống 2 và đường dẫn chạy thẳng đến địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số vốn đầu tư dự kiến 6.500 tỷ đồng. Cây cầu có chiều rộng vào khoảng 33,5m, chiều dài là 0,6km.

phuong-an-kien-truc-cau-song-duong-duoc-bo-gtvt-lua-chon

Sau khi hình thành, cầu Đuống 2 sẽ mang đến cho người dân một lộ trình di chuyển dễ dàng từ Long Biên qua Bắc Ninh đồng thời trực tiếp giảm tải áp lực giao thông cho cầu Đuống hiện tại, Phù Đổng và cầu Đông Trù, đáp ứng được lưu lượng giao thông cao trên tuyến.

Empty

Trong lịch sử, cầu Đuống cũng là một chứng tích lịch sử chứng kiến bộ đội ta tiến vào tiếp quản Thủ đô từ tay người Pháp. Sau khi quân Pháp thua và Hiệp định Paris được ký kết, các đơn vị bộ đội của ta được phân công tiến về Thủ đô chuẩn bị cho ngày tiếp quản 10/10/1954.

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

Vô vàn trải nghiệm trong mùa kích cầu “Chạm Sa Pa, chạm những tầng mây”

Vô vàn trải nghiệm trong mùa kích cầu “Chạm Sa Pa, chạm những tầng mây”

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS) - Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc dịp thu đông này.

Ghé thăm một nước Lào yên bình những ngày cuối năm

Ghé thăm một nước Lào yên bình những ngày cuối năm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:23

(CL&CS) - Những ngôi chùa trang nghiêm, đậm chất Phật giáo, những thác nước kỳ vĩ và những dòng sông thơ mộng là những điều khiến du khách ấn tượng khi đến với Lào. Nhưng đất nước này đâu chỉ có thế, bởi điều khiến cho Lào trở thành một trong những điểm đến nhất định phải ghé thăm một lần trong đời chính là sự bình yên không đâu có được, cùng nụ cười hiền hậu, mến khách của người dân nơi đây.

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16

(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.