Cao Bằng ứng dụng khoa học công nghệ để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản
(CL&CS)- UBND tỉnh Cao Bằng đã triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản thông qua các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ cao trong hệ thống nhà màng, nhà lưới thông minh.
Nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đưa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất, góp phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, UBND tỉnh Cao Bằng đã triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản thông qua các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ cao trong hệ thống nhà màng, nhà lưới thông minh.
Đưa công nghệ mới vào đồng ruộng, giúp nông dân vùng cao tăng thu nhập
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống người dân, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng.
Trong quá trình chuyển đổi, huyện Hà Quảng đã khuyến khích nông dân chuyển sang trồng các loại cây như cây dược liệu (sâm Ngọc Linh, cây hồi, đinh lăng), cây ăn quả (bơ, mận, táo), cây công nghiệp (chè, cà phê), và các loại cây trồng khác có thị trường tiêu thụ ổn định. Những cây trồng này không chỉ phù hợp với điều kiện tự nhiên mà còn có giá trị kinh tế cao, giúp nông dân gia tăng thu nhập.
Để hỗ trợ các thành viên, hộ liên kết, nhiều HTX tiêu biểu tại Hà Quảng đã triển khai thành công mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, kết hợp giữa việc áp dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường.

Điển hình như HTX sản xuất chè xã Vân Trình, nơi nông dân đã chuyển từ sản xuất chè truyền thống sang ứng dụng các kỹ thuật mới như chè sạch, chè hữu cơ. Nhờ đó, sản phẩm chè của HTX không chỉ có giá trị cao hơn mà còn dễ dàng tiếp cận được thị trường xuất khẩu.
Theo thông tin từ UBND huyện Hà Quảng, nhiều năm trở lại đây, huyện đã phát triển các mô hình điểm như trồng gừng trâu sản xuất theo hướng hữu cơ 111,7ha, cây ớt hữu cơ 5ha, lạc hàng hóa 872,8ha, thuốc lá 971,6ha…
Đặc biệt, xác định ứng dụng dụng khoa học công nghệ là then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp huyện tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng thuốc lá chất lượng cao, trồng gừng hữu cơ, ớt hữu cơ, trồng lạc L14.
Huyện cũng tạo điều kiện cho các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn triển khai các nhiệm vụ khoa học, các mô hình thử nghiệm về cây trồng, vật nuôi thực hiện theo quy trình kỹ thuật thông minh như: mô hình nuôi cá nheo Mỹ, nuôi cá tầm tại xã Trường Hà; mô hình trồng dưa trong nhà lưới tại xã Đa Thông...
Có thể nói, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo chuỗi giá trị, với sự tham gia của các HTX, tổ hợp tác, đã và đang mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững trên địa bàn huyện.
Tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản
Năm 2023 tại Trang trại Khoa học nông lâm nghiệp tại xã Lê Chung thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đã được tỉnh đầu tư công trình xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Đề án Nông nghiệp thông minh tỉnh, do Sở KH&CN làm chủ đầu tư. Đề án gồm các hạng mục xây dựng gồm: Nhà ở chuyên gia, khu sản suất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (gồm 1 nhà màng, 2 nhà lưới, hệ thống phòng nuôi cấy mô, phòng giám sát, phòng điều hành...), khu vườn lưu trữ bảo tồn cây giống gốc, cây trội, cây đầu dòng... Công trình được đầu tư nhằm đẩy mạnh tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào các hoạt động nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp tại địa phương. Sau hơn 1 năm thi công, đến nay các hạng mục đã hoàn thành và được đưa vào hoạt động sản xuất thử nghiệm.
Trong năm 2023 Trung tâm phối hợp với Viện Ứng dụng công nghệ triển khai thực hiện dự án "Ứng dụng công nghệ cao xây dựng mô hình trồng dược liệu lan kim tuyến bản địa và một số loài lan khác tại tỉnh Cao Bằng", thời gian thực hiện năm 2023 - 2025. Năm 2024 có 3.000 cây lan hồ điệp nhỏ đang sinh trưởng và phát triển tốt và 2.700 cây hoa đã nở trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Đồng thời, dự án đưa vào trồng 6.000 cây lan kim tuyến, phấn đấu đến tháng 6/2025 sẽ hoàn thành trồng tiếp số cây còn lại. Lan kim tuyến có nguồn gen bản địa của tỉnh, nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và nuôi trồng trong nhà màng thông minh. Mục tiêu chung của các mô hình trồng hoa ứng dụng nông nghiêp thông minh là điều khiển điều kiện vi khí hậu để thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và ra hoa theo ý muốn; số hoa trên 1 cành cây sẽ đạt được theo mục tiêu yêu cầu.

Cùng với mô hình trồng các cây lan hồ điệp, lan kim tuyến, Trung tâm trồng thử nghiệm mô hình các loại cây ăn quả và hoa như: dưa lê Chu Phấn số lượng 1.400 bầu, chanh leo vàng 200 m2, cà chua 200 m2, dưa chuột 300 m2, cúc mâm xôi 500 bầu, dạ yến thảo 800 bầu. Các loại cây hoa và cây ăn quả đều sinh trưởng phát triển tốt, nhiều loại cây đã được thu hoạch như: cà chua, dưa lê Chu phấn, dưa chuột trong nhà lưới thông minh từ tháng 12/2024.
Ngoài trồng dưa lê, Trung tâm trồng thêm các mô hình dưa chuột với diện tích 500 m2 và hiện đã cho thu hoạch được gần 200 kg, chất lượng quả xanh bóng, giòn và có vị ngọt; mô hình cà chua với diện tích 200 m2 hiện đã cho thu hoạch được gần 50 kg… Việc trồng dưa, cà chua trong nhà lưới thông minh hiệu quả hơn loại hình sản xuất nông nghiệp truyền thống, như: giúp bảo vệ cây trồng trước những tác động gây hại của côn trùng, sâu bệnh, chuột phá hoại cây trồng. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh lượng nước tưới và chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển đồng đều, giảm thiểu công chăm sóc, hạn chế sử dụng các chất hóa học.
Theo kế hoạch từ nay đến năm 2030 Trung tâm sẽ thực hiện nhân giống cây dược liệu, giống cây lâm nghiệp và giống cây đặc sản của địa phương, trong đó có cây thất diệp nhất chi hoa, xa nhân tím, thạch đen. Tiếp nhận và nắm vững quy trình nhân giống cây trám đen, công nghệ bảo quản, sơ chế hạt dẻ, công nghệ sản xuất, bảo quản thạch đen; xây dựng mô hình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm để nhân rộng sản xuất trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: cây ăn quả có múi, lê xanh, lê vàng...
Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Lương Thanh Tuấn cho biết: Với điều kiện cơ sở vật chất đã được tỉnh đầu tư, Trung tâm sẽ nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất nhiều mô hình thử nghiệm, đưa các cây trồng dược liệu quý hiếm, cây ăn quả vào nhân giống nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến góp phần thực hiện Chương trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới trên điạ bàn tỉnh.
Thế Anh
- ▪Cao Bằng nâng cao chất lượng cây giống để phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp
- ▪Cao Bằng: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thông minh
- ▪Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc hai dự án cao tốc tại Cao Bằng và Lạng Sơn
- ▪Hướng đến những sản phẩm chất lượng cao bằng việc áp dụng công cụ đo lường và quản lý hiện đại
Bình luận
Nổi bật
Cao Bằng ứng dụng khoa học công nghệ để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản
sự kiện🞄Thứ tư, 09/04/2025, 20:34
(CL&CS)- UBND tỉnh Cao Bằng đã triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản thông qua các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ cao trong hệ thống nhà màng, nhà lưới thông minh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Công đoàn
sự kiện🞄Thứ tư, 02/04/2025, 12:13
(CL&CS)- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn trong thời gian tới.
Ứng dụng công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 10:55
(CL&CS) - Các công nghệ 4.0 cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ cần thiết để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lãng phí và tăng hiệu quả. Bằng cách tận dụng công nghệ này, doanh nghiệp có thể tăng năng suất và chất lượng, dẫn đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh được cải thiện.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.