Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 10/09/2024, 17:45 PM

Cách hạ đường huyết không cần dùng tới thuốc

Thói quen này sẽ giúp chúng ta kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Để duy trì sức khỏe tốt, việc bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng đủ chất dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng. Một bữa ăn sáng có lượng protein vừa phải và ít carbohydrate sẽ là lựa chọn tốt nhất đối với chúng ta. Chế độ ăn này có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, tránh tình trạng đường trong máu tăng vọt.

Nhiều người nghĩ rằng chúng ta không nên ăn sáng để tránh đường huyết tăng cao. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người. Thói quen ăn sáng đầy đủ giúp con người đảm bảo mức đường huyết ổn định trong cả ngày. Bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp kiểm soát cảm giác no, ngăn tình trạng ăn quá nhiều trong những bữa tiếp theo. Nhờ đó, bạn không chỉ quản lý được lượng đường trong máu mà còn có thể hỗ trợ giảm cân. Ngược lại, thói quen bỏ bữa sáng dễ gây ra tình trạng kháng insulin khiến đường huyết của cơ thể tăng vọt. 

Mỗi ngày cung cấp một bữa sáng lành mạnh là cách chúng ta phòng chống bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet

Mỗi ngày cung cấp một bữa sáng lành mạnh là cách chúng ta phòng chống bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, chúng ta cần chủ động tìm hiểu về các loại thực phẩm phù hợp, lành mạnh, không gây tăng đường huyết. Bữa sáng ít carbohydrate, giàu protein là sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại thực phẩm như trứng, thịt nạc, hải sản, các loại đậu, sữa chua không đường, phô mai, hạt, bơ và rau xanh. Sự đa dạng này không chỉ giúp bạn no lâu mà còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên sử dụng dầu olive thay cho dầu thực vật để chế biến món ăn. 

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, thể hiện mức độ đường huyết cao hơn so với mức bình thường. Tuy nhiên, với chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống tích cực và việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Tiểu đường ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt của con người. Ảnh minh họa: Internet

Tiểu đường ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt của con người. Ảnh minh họa: Internet

Để duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tiểu đường, mỗi người cần áp dụng những thói quen sinh hoạt khoa học. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, bơi lội... để tăng cường độ nhạy insulin và kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, việc duy trì giấc ngủ ngon, đúng giờ và đủ giấc rất quan trọng vì nó giúp cơ thể phục hồi và điều hòa hormone liên quan đến đường huyết.

Dù ở độ tuổi nào, chúng ta cũng nên chú trọng duy trì vóc dáng cân đối và thể lực ổn định. Nếu có điều kiện, hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để hiểu rõ hơn về tình trạng cơ thể.

Phòng ngừa tiểu đường là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và thay đổi tích cực trong lối sống. Để có sức khỏe tốt, hãy yêu thương và chăm sóc bản thân một cách chu đáo.

Như Ý

Bình luận

Nổi bật

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục công bố hơn 2.000 trang sao kê, tiếp nhận gần 800 tỷ đồng tiền ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục công bố hơn 2.000 trang sao kê, tiếp nhận gần 800 tỷ đồng tiền ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:39

Từ số tiền trên, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã có quyết định phân bổ và làm thủ tục chuyển tiền đến Ban Cứu trợ các địa phương đợt 1.

Profile ‘đỉnh nóc kịch trần’ của người chuyển 200 triệu 'quên’ lời nhắn gây sốt đại hội 'check VAR': Từng là Đoàn Trưởng Đoàn tiếp viên đầu tiên của VNA, hiện là giám đốc công ty du lịch lớn

Profile ‘đỉnh nóc kịch trần’ của người chuyển 200 triệu 'quên’ lời nhắn gây sốt đại hội 'check VAR': Từng là Đoàn Trưởng Đoàn tiếp viên đầu tiên của VNA, hiện là giám đốc công ty du lịch lớn

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 21:38

Cô Trần Thị Bích Hà chính là người phụ nữ có cú chuyển khoản 200 triệu "quên" lời nhắn, đã trở thành tâm điểm chú ý nhờ sự hào phóng và làm từ thiện trong “thầm lặng”.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Quá trình cải cách tiền lương phải được triển khai đúng hạn, trước ngày 1/1/2025

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Quá trình cải cách tiền lương phải được triển khai đúng hạn, trước ngày 1/1/2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 21:37

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với Cục Quan hệ lao động và Tiền lương để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 8 tháng đầu năm và phương hướng cho 4 tháng cuối năm 2024.