Bức tranh tài chính của Long Giang Land (LGL), nhiều lần bị bêu tên nợ thuế

(CL&CS) - Trải qua hơn 1 thập niên hoạt động, trừ năm 2013 kinh doanh thua lỗ, CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (HOSE: LGL) đã liên tục báo lãi, đặc biệt tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2017 - 2019. Tuy nhiên, sau đó, LGL có dấu hiệu “hụt hơi” khi lợi nhuận liên tục lao dốc những năm gần đây.

Tổng tải sản thu hẹp trong khi các khoản phải thu có xu hướng tăng

Tính đến cuối tháng 9/2022, tổng tài sản của Công ty đạt hơn 1.6 ngàn tỷ đồng, tương đương giảm 35% so với cuối năm 2018. Trước đó, quy mô tài sản của LGL đạt đỉnh vào cuối năm 2018 (2.4 ngàn tỷ đồng).

Sự gia tăng các khoản phải thu của LGL trong 10 năm qua. Nguồn VietstockFinance.

Trái ngược với sự thay đổi của tổng tài sản, các khoản phải thu của LGL lại có xu hướng tăng những năm gần đây và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Bên cạnh các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, LGL còn có nhiều khoản phải thu về cho vay ngắn hạn đối với nhiều cá nhân và đơn vị có liên quan.

Một số người nội bộ có thể kể đến như Long Giang E&C (hơn 4.7 tỷ đồng), Thành viên HĐQT (hơn 2.6 tỷ đồng), Thành viên Ban Tổng giám đốc (hơn 5.2 tỷ đồng). Trước đó, tại báo cáo soát xét bán niên, Thành viên HĐQT và Ban Tổng giám đốc được đề cập đã vay ngắn hạn lần lượt là ông Mai Thanh Phương và ông Nguyễn Mạnh Hà.

Tại ngày 30/09/2022, tổng phải thu cho vay ngắn hạn của LGL là 67.5 tỷ đồng, trong đó vay có tài sản đảm bảo là 55.5 tỷ đồng, không có tài sản đảm bảo là 12 tỷ đồng.

Phải thu cho vay ngắn hạn của LGL tính đến 30/09/2022. Nguồn: BCTCHN Q3/2022 của LGL.

Theo đó, đối với nhóm vay có tài sản đảm bảo, khoản vay của ông Mai Thanh Phương và bà Nguyễn Thị Huế đều được bảo đảm bằng cổ phiếu Long Giang E&C.

Cụ thể, khoản vay của ông Phương được đảm bảo bằng 404,000 cp Long Giang E&C thuộc sở hữu của ông Nguyễn Bình Khiêm. Còn khoản vay của bà Huế cũng được đảm bảo bằng 343,000 cp của Long Giang E&C cũng thuộc sở hữu của ông Nguyễn Bình Khiêm nhưng kèm theo đó là 1.5 triệu cp Long Giang E&C thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Phượng Mây.

Đáng lưu ý là khoản vay 35 tỷ đồng, được ký kết vào ngày 14/12/2021 của bà Huế có thời hạn 5 tháng, nhưng đến ngày 30/09/2022, tức quá hạn thanh toán đã lâu, dư nợ vẫn còn hơn 40 tỷ đồng.

Một khoản vay khác cũng đáng chú ý trong nhóm có tài sản đảm bảo là khoản vay của Tổng Giám đốc LGL Nguyễn Mạnh Hà. Theo đó, ông Hà đã dùng 250,000 cp của CTCP Thương mại Dịch vụ Nghĩa Đô thuộc sở hữu của LGL để vay ngược lại Công ty Nghĩa Đô hơn 5.2 tỷ đồng.

Trong khi đó ở nhóm còn lại, LGL đã cho CTCP Tập đoàn Long Giang và CTCP Xây dựng Long Giang vay không có tài sản đảm bảo. Một cá nhân tên Nguyễn Thị Thu Hương cũng được LGL cho vay tín chấp hơn 5 tỷ đồng. Đáng lưu ý, đây cũng là tên của Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Phòng Cung ứng và Đấu thầu An Gia Group, đối tác của CTCP Xây dựng Nền móng Long Giang - công ty cùng hệ sinh thái với LGL.

Long Giang Land bị bêu tên vì nợ thuế

Trong kỳ đăng công khai tháng 7, Cục Thuế TP. Hà Nội đã nêu tên nhiều đơn vị nợ thuế “khủng”. Đáng chú ý là Long Giang Land nợ gần 55 tỷ đồng.

Cụ thể, theo danh sách được Cục thuế Hà Nội công khai, có 281 trường hợp nộp thuế, với tổng số nợ khó thu và khả năng thu 112,5 tỉ đồng. Ngoài ra có 136 người nộp thuế sau khi thực hiện công khai trong năm 2022 đến thời điểm rà soát, đã nộp hết nợ với số tiền gần 40 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước.

Tính tới kỳ khóa sổ 31.5, Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết có 205 người nộp thuế nợ thuế, phí công khai lần đầu với số tiền gần 80 tỉ đồng.

Riêng Long Giang Land nợ gần 55 tỉ đồng, chiếm đến gần 70% nợ thuế trong danh sách.

Trong đó, doanh nghiệp này nợ thuế thu nhập doanh nghiệp gần 16 tỉ đồng; nợ gần 14 tỉ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản; nợ gần 7 tỉ thuế giá trị gia tăng; nợ hơn 6,5 tỉ tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng; nợ hơn 6 tỉ tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cùng các khoản nợ khác…

Nguồn: Cục thuế Hà Nội.

Long Giang Land được thành lập ngày 8/10/2001 với vốn điều lệ 30 tỉ đồng. Trụ sở tại số nhà 173, đường Xuân Thủy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Người đại diện pháp luật là bà Lê Hà Giang và ông Nguyễn Mạnh Hà. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất, tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản,…

Năm 2009, Long Giang Land chính thức niêm yết 8 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán LGL. Sau nhiều lần tăng vốn, hiện quy mô vốn điều lệ của Long Giang Land là 500 tỷ đồng.

Tại Hà Nội, Long Giang Land là doanh nghiệp không xa lạ trong giới kinh doanh bất động sản. Đây còn là cái tên "vàng" trong làng nợ thuế trong hai năm nay.

Doanh nghiệp này được biết đến là chủ đầu tư các dự án: Rivera Park Hà Nội (vốn đầu tư trên 1.328 tỉ đồng); Rivera Park Sài Gòn; Dự án Xuân Thủy Tower (173 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội), dự án Meco Complex (102 Trường Chinh, Hà Nội)...

 

Theo tìm hiểu, năm 2020, LGL có khoản lợi nhuận khác gần 110 tỷ đồng (năm 2019 chỉ 4 tỷ đồng), trong đó 108 tỷ đồng đến từ doanh thu chuyển nhượng phần vốn góp của dự án Việt Hưng (tên thương mại là Rivera Premier Hà Nội hoặc Rivera Premier Long Biên) - dự án đã bị LGL bỏ hoang gần 10 năm.

Được biết, trước khi ghi nhuận khoản lợi nhuận này, LGL lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 91 tỷ đồng, do đó thương vụ đã giúp Công ty thoát lỗ ngoạn mục.

Năm 2021, LGL có doanh thu tài chính gần 117 tỷ đồng (trong khi năm 2019 chỉ 8 tỷ đồng), phần lớn trong đó là lãi chuyển nhượng công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư khác của LGL (hơn 113 tỷ đồng).

Được biết, HĐQT LGL năm 2021 đã thông qua hàng loạt quyết định chuyển nhượng tại các tổ chức có liên quan như CTCP Xây dựng Công nghiệp Descon, CTCP Đầu tư Phát triển đô thị Vạn Xuân, CTCP Đầu tư Bất động sản - May thêu Việt Hưng, CTCP Kỹ thuật và Xây dựng Long Giang (Long Giang E&C).

Trong đó, thương vụ chuyển nhượng Công ty Vạn Xuân và Long Giang E&C đã hoàn tất trong năm 2021 với giá trị lần lượt gần 11 tỷ đồng và 91.2 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm, LGL cũng đã thoái sạch vốn tại CTCP Rivera Hà Nội, thu về hơn 36 tỷ đồng.

Như vậy, năm 2020 và 2021, trong bối cảnh doanh thu thuần mang về rất thấp, xấp xỉ trước thời kỳ “bùng nổ” 2017, thì doanh thu tài chính và lợi nhuận khác của Công ty lại tăng đột biến, cao nhất trong vòng 10 năm.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.