Thứ tư, 01/12/2021, 23:31 PM

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông nghiệp là một ngành thiết yếu, thước đo mức độ bền vững của nền kinh tế

(CL&CS) - Làm việc với Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW chiều nay, 1/12, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, Nông nghiệp là một ngành thiết yếu, thước đo mức độ bền vững của nền kinh tế, và ngành sẽ tiến hành tổng kết, tham mưu xây dựng nghị quyết với cách tiếp cận mới…

Phát triển mạnh mẽ và toàn diện

Thực hiện kế hoạch Tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị TW 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 1/12, Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW (Thường trực Ban Chỉ đạo) đã có buổi làm việc với Bộ NN&PTNT về tình hình thực hiện và công tác tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW.

đc Trần Tuấn Anh-1 - Copy (1)

Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những vấn đề lớn, có tính chiến lược và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước…

Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn, bao trùm, toàn diện, nhiều mặt, phát triển ngang bằng và vượt các nước trong khu vực ASEAN.

“Góp phần vào thành tựu đó có phần đóng góp quan trọng từ kết quả thực hiện thắng lợi Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị TW 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.”-Ông Trần Tuấn Anh khẳng định.

Trong thời gian vừa qua, nhất là từ năm 2020 đến nay, mặc dù chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19, nhiều chỉ tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã và vẫn duy trì được sự phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn 2008 - 2020, nông nghiệp nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao (2,94%/năm) và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng trưởng 8,17%/năm, cán cân thương mại liên tục xuất siêu, nông sản Việt Nam có mặt trên 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa Việt Nam thành một trong những cường quốc nông sản; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giảm nghèo bền vững.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về đích sớm trước 1,5 năm, với những thành tựu to lớn, toàn diện và lịch sử. Nông thôn Việt Nam có nhiều khởi sắc, bộ mặt nông thôn thay đổi, cơ sở hạ tầng cải thiện, kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được nâng cao.

Kinh tế nông thôn phát triển, chuyển đổi nhanh. Thu nhập bình quân ở nông thôn tăng nhanh hơn đô thị, từ 12,8 triệu đồng/người/ năm 2010 lên trên 42 triệu đồng/người năm 2020, vượt mục tiêu đề ra; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm nhanh, bình quân giảm khoảng 1,5%/năm và đến hết năm 2020 còn 4,2%. Môi trường cảnh quan ngày càng cải thiện, xuất hiện ngày càng nhiều các làng, xã xanh - sạch - đẹp.

Còn nhiều tồn tại, hạn chế

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh cũng chỉ ra, khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế ,

Đó là tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng chậm lại, chưa bền vững; nhiều vật tư đầu vào sản xuất phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu. Công nghiệp chế biến phát triển chậm, tổn thất sau thu hoạch còn cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, thị trường chưa vững chắc.

quang canh (2)

Quang cảnh buổi làm việc

Việc xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều địa phương có xu hướng tập trung phát triển thiên về công nghiệp tăng thu ngân sách, chưa chú trọng đúng mức phát triển nông nghiệp, kể cả những vùng có lợi thế về nông nghiệp.

Kết quả xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa thực sự bền vững, nhất là về sinh kế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thu nhập ở nông thôn còn thấp, chênh lệnh vùng miền, giữa nông thôn và đô thị còn cao. Môi trường nông thôn còn ô nhiễm, nhất là những khu vực địa phương có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh; vai trò cộng đồng chưa phát huy tốt, nếp sống văn hoá nông thôn, nơi gìn giữ những truyền thống văn hoá cao đẹp của dân tộc ở một số nơi có nguy cơ ngày càng mai một…

Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh khẳng định, trước bối cảnh và yêu cầu mới với nhiều biến đổi vừa tạo ra những thuận lợi mới, cơ hội mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn mới cho cả ba vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta.

Đặc biệt, Trưởng Ban Kinh tế TW cũng nhấn mạnh, Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với sự nghiệp phát triển đất nước và được thể hiện rất rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng XIII

Để góp phần cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng này, ngày 26/3/2021, Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành Quyết định 02-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, nhằm đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, chính sách phát triển mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phù hợp với tình hình mới...

Xây dựng nghị quyết với cách tiếp cận mới

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, nông nghiệp là một ngành thiết yếu, thước đo mức độ bền vững của nền kinh tế.

“Vì vậy, trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW, trong bối cảnh thế giới đang phát triển theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số, Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong hội nhập về thương mại, môi trường...; sự chuyển dịch lao động về khu vực nông thôn do ảnh hưởng từ đại dịch covid-19, Ngành nông nghiệp nông thôn tiến hành tổng kết, tham mưu xây dựng nghị quyết với cách tiếp cận mới, phù hợp với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…”- Bộ trưởng phát biểu

 Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về kết quả thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; một số những vướng mắc tại một số địa phương; đồng thời nhất trí cần cụ thể hóa, làm rõ, bổ sung, phát triển các nội hàm phù hợp trong bối cảnh mới được nêu trong các văn kiện Đại hội XIII về quan điểm, chủ trương: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; chuyển đổi số, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ làm đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; các nội dung mới trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; những quan điểm mới về chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới; những nhiệm vụ từng bước thu hẹp khoảng cách thu nhập và về hưởng thụ dịch vụ, văn hoá, giáo dục, xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội…

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”

Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 13:27

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2025), sáng 24.2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm, làm việc với Bộ Y tế và có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh 12 nội dung nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực y tế, giải quyết các thách thức đối với ngành y tế hiện nay và trong nhiều năm tới. Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn:

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:36

(CL&CS) - Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc của đất nước.

Chuyến ra Bắc đặc biệt của đoàn Trung ương Cục miền Nam

Chuyến ra Bắc đặc biệt của đoàn Trung ương Cục miền Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:35

(CL&CS)- Hẳn chúng ta còn nhớ, Hiệp định Paris được ký kết vào 27-1-1973 là cả một chiến tích oanh liệt, một chiến thắng to lớn, một mốc son lịch sử mà Cách mạng Việt Nam đã kiên cường đấu tranh bằng cả ba phương thức quân sự, chính trị và ngoại giao một cách cực kỳ khéo léo và bền bỉ suốt từ năm 1968. Chúng ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris. Thế nhưng cho đến tận năm 1973 thì mới đi tới thành công. Lúc đó, Cách mạng nước nhà cũng mới thực hiện được "một nửa" mong muốn, khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Có một sự kiện rất đặc biệt đối với Cách mạng Miền Nam, đó là vào tháng 4-1973, sự kiện đoàn lãnh đạo cấp cao của Trung ương Cục Miền Nam ra Bắc công tác đến nay cũng vừa tròn 50 năm thì rất ít người biết và cần được thông tin đến bạn đọc.