Thứ sáu, 16/07/2021, 22:07 PM

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tình hình dịch bệnh sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp

(CL&CS)- Trước tình hình các ca nhiễm gia tăng, sáng 16/07, Bộ Y tế, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại gần 130 điểm cầu.

14.2.2021 BT NTL 01

Biến chủng Delta lây lan nhanh, có tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần

"Do tốc độ bám dính với tế bào, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn dẫn tới phá hủy tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường chung quanh trong thời gian rất ngắn. Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày, không còn 5 ngày như trước đây. Vì vậy, những biện pháp đang triển khai quyết liệt cố gắng nhưng thực tế chưa được như mong muốn, cần phải mạnh mẽ hơn nữa" - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhận định đợt dịch lần này sẽ kéo dài hơn so với những đợt dịch trước. Thời gian dịch kéo dài sẽ gây tác động trên diện rất rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội.

Các địa phương, đặc biệt là TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đang đối mặt với sự bùng phát rất phức tạp, có thể tăng các ca nhiễm và ca tử vong trong thời gian tới.

Bộ Y tế đã thành lập Bộ phận thường trực chính đặt ở TP.HCM, 7 bộ phận thường trực còn lại của Bộ đặt ở các tỉnh có diễn biến phức tạp, cùng địa phương chỉ đạo sát sao phòng chống dịch. Bộ cũng liên tục rà soát lại các chỉ dẫn chuyên môn, vấn đề kỹ thuật, chỉ đạo các địa phương đối phó trong tình huống dịch lan rộng.

Đánh giá về tình hình phòng, chống dịch bệnh, Bộ trưởng cho biết: với các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, việc thực hiện cơ bản đã được triển khai nhưng chưa triển khai đầy đủ, chưa nghiêm túc, chưa quyết liệt, còn chần chừ. Có địa phương thực hiện chỉ thị 16 nhưng đi lại vẫn nhộn nhịp, các cửa hàng vẫn mở cửa, người dân vẫn ra đường khi không thực sự cần thiết.

Đối với khu công nghiệp, chưa thực hiện nghiêm túc hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Y tế, có địa phương chưa tập trung trong việc này, kiểm tra giám sát chặt chẽ, chưa thực hiện xét nghiệm tầm soát trên diện rộng.

"Đặc biệt, tâm thế chuẩn bị cho tình huống dịch kéo dài phức tạp vẫn còn lần chần. Có một số nơi mặc dù Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra quan điểm 4 tại chỗ nhưng vẫn trông chờ, ỷ lại, ngại mua sắm, ngại thực hiện biện pháp trong bối cảnh cấp bách có vật tư, trang thiết bị… Đó là điều rất nguy hiểm" - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Những thay đổi trong công tác phòng chống dịch hiện nay

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đánh giá rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, sẽ có những thay đổi cơ bản trong vấn đề cách ly. Cụ thể, giảm thời gian cách ly dù có rủi ro nhưng chấp nhận rủi ro ở mức thấp. Đồng thời thí điểm cách ly F1 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

Ngoài ra, thay đổi chiến lượng sang test nhanh là chính để trả kết quả nhanh, đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt.

Đặc biệt để tiết kiệm test nhanh, Bộ Y tế kiến nghị có thể gộp 3-5 mẫu trong 1 test nhanh, nhất là TP.HCM nơi có tỉ lệ nhiễm cao. Điều này vừa tiết kiệm vừa đảm bảo tốc độ, đảm bảo độ nhạy gần tương đương mẫu đơn. 

Bộ Y tế sẽ thiết lập phân tầng theo các khu vực khác nhau tùy theo tình trạng của bệnh nhân:

Tầng 1, dành cho việc điều trị các bệnh nhân không có triệu chứng, điều trị ngay tại cơ sở thu dung tức là các cơ sở y tế có người và trang thiết bị đơn giản.

Tầng 2 là các bệnh nhân có triệu chứng, được chuyển đến điều trị tại các cơ sở y tế.

Tầng 3, các bệnh nhân nặng, rất nặng chuyển đến điều trị tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện dã chiến.

Bộ trưởng khuyến nghị các địa phương nên thiết lập khu vực điều trị ICU tại các bệnh viện dã chiến để có thể nâng cao năng lực khi cần và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Các bệnh nhân không có triệu chứng trong 2 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ vi rút thấp (giá trị CT >=30) thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly nhưng vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày. Với trường hợp dương tính SARS-CoV-2 phát hiện tại cộng đồng, nếu giá trị CT >=30 thì chuyển đến cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau 24h. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính hoặc dương tính nhưng giá trị CT>=30 thì bệnh nhân được xuất viện và thực hiện theo dõi, giám sát y tế như trên

Về vaccine, Bộ trưởng cho biết Việt Nam đã đàm phán thành công được khoảng 170 triệu liều từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh khan hiếm trên toàn cầu từ nay đến tháng 8 và tháng 9, nên sẽ ưu tiên cho các vùng có nguy cơ, đặc biệt là vùng có dịch, những nơi đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội, còn các khu vực khác cũng có ưu tiên, nhưng chỉ ở mức độ đảm bảo được.

Đinh Huyền

Bình luận

Nổi bật

Hiến máu cứu người: Tất cả vì cộng đồng

Hiến máu cứu người: Tất cả vì cộng đồng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề: “Hiến giọt máu đào – Trao đời sự sống”.

Thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo mở trong lĩnh vực y tế

Thúc đẩy mô hình đổi mới sáng tạo mở trong lĩnh vực y tế

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, Bệnh viện 199, Bộ Công an phối hợp tổ chức hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế” tại thành phố Đà Nẵng.

Chuyển giao kỹ thuật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở Điện Biên

Chuyển giao kỹ thuật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở Điện Biên

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Y tế tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 1.000 đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện biên, chuyển giao kỹ thuật và khám chữa bệnh từ thiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn.