Bộ TN&MT đề nghị các địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai

(CL&CS)-Mới đây, Bộ TN&MT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường 3 vấn đề quản lý đất đai. Đó là: Tăng cường cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; hoàn thành việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 cấp tỉnh; chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Theo Bộ TN&MT, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng; đã tạo lập được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đồng bộ, chặt chẽ; đảm bảo việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đô thị; thị trường bất động sản dần hồi phục; tạo ra những động lực cho phát triển đô thị, tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.

Tuy nhiên, còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập như: Việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất tại một số nơi còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất ở; còn có trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng nhưng chưa được xử lý triệt để; quá tải trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai tại một số địa phương.

Cần phát huy các điểm mạnh và khắc phục tồn tại, hạn chế, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, đồng thời triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, tăng cường thực hiện 3 vấn đề quản lý đất đai.

Cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin

Bộ TN&MT cho rằng, đây là khâu đòn bẩy quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bộ đề nghị các địa phương tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử. Các địa phương cần tiếp tục rà soát, đánh giá, xác định thủ tục hành chính phù hợp triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và công bố danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia nhằm đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai trực tuyến để người dân, doanh nghiệp vẫn giải quyết được thủ tục hành chính nhưng giảm thiểu việc đến nơi nộp hồ sơ.

Các địa phương xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai và Bưu điện để trao đổi, thống nhất phương thức triển khai thực hiện về việc tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, tài liệu và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai. Các nội dung thực hiện việc luân chuyển giữa cơ quan TN&MT, bưu điện đến tổ chức, người dân là: Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích đối với thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; luân chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính giữa các đơn vị Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như việc chuyển phát các công văn, tài liệu về đất đai đến các cơ quan có liên quan đối với trường hợp phải chuyển bản giấy qua dịch vụ Bưu chính công ích.

Các địa phương cần tổ chức quản lý chặt chẽ dữ liệu hình thành trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. Trong trường hợp chưa chuẩn bị được hạ tầng và các điều kiện để vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, căn cứ vào điều kiện thực trạng về hạ tầng, nhu cầu, nguồn lực của địa phương, cần nghiên cứu xây dựng đơn giá cho thuê dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin (giải pháp đồng bộ cả phần cứng phục vụ cài đặt phần mềm, lưu trữ dữ liệu và đường truyền) để các Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện lưu trữ dữ liệu, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, tận dụng nguồn lực của các thành phần kinh tế.

Hoàn thành việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 cấp tỉnh

Bộ TN&MT đề nghị các địa phương khẩn trương triển khai, hoàn thành việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025 cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo tinh thần Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 và tại Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 và đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho các địa phương tại Quyết định số 326/QĐ-TTg.

Các địa phương cần thực hiện công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về cơ sở dữ liệu, bản đồ trong hệ thống quy hoạch, bao gồm quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan; đảm bảo tỉnh đồng bộ, thống nhất về cơ sở dữ liệu, bản đồ giữa quy hoạch sử dụng đất quốc gia với quy hoạch tỉnh, giữa quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; giữa kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Đối với vấn đề này, Bộ TN&MT đề nghị các địa phương chấn chỉnh tập trung vào việc thực hiện đúng quy định các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là những khu đất “vàng” sau khi rà soát, sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất của Nhà nước để chống thất thu cho ngân sách nhà nước và phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai; Chỉ đạo tổ chức lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất chi tiết, để tổ chức theo dõi, kiểm tra.

Trong phương án đấu giá quyền sử dụng đất phải quy định rõ điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá (năng lực về tài chính, kỹ thuật, ký quỹ, nguồn vốn của chủ đầu tư, thời 3 gian đưa đất vào sử dụng theo đúng tiến độ nếu trúng đấu giá…); làm tốt công tác xác định giá khởi điểm bảo đảm giá khởi điểm phù hợp với giá thị trường.

Các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo công khai minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, không để xảy ra tình trạng thông đồng, móc ngoặc trong các cuộc đấu giá. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất cụ thể để thu nghĩa vụ tài chính đối với các dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất; Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp và làm rõ trách nhiệm giữa các cơ quan định giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất để tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, xác định giá đất cụ thể, bảo đảm tính đúng, tính đủ theo quy định.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Giá căn hộ tại TP HCM “bỏ xa” các tỉnh lân cận

Giá căn hộ tại TP HCM “bỏ xa” các tỉnh lân cận

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13

Giá căn hộ mở bán mới tại TP.HCM cao nhất 493 triệu đồng/m2, vượt xa so với mức giá bán tại các tỉnh thành lân cận phía Nam từ khoảng hơn 60 triệu đồng/m2 căn hộ.

Nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang các tỉnh lân cận?

Nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang các tỉnh lân cận?

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13

Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) nội đô đang phát triển và tăng giá quá nóng, nhà đầu tư sẽ có xu hướng dịch chuyển sang các tỉnh phát triển hạ tầng kết nối, tốc độ đô thị hóa cao, kinh tế tăng trưởng, tập trung nhiều dự án tốt, dư địa tăng giá để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Xu hướng này đang rõ nét ở bối cảnh hiện tại.

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ 20 đến 24/11 tại Hà Nội

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ 20 đến 24/11 tại Hà Nội

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô. Đây cũng là nơi để các nhà phân phối tìm kiếm, lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa, là sự kiện được người tiêu dùng hưởng ứng, chờ đợi vào dịp cuối năm để đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm nét văn hóa vùng miền Việt Nam.