Thứ sáu, 11/11/2022, 09:10 AM

Bổ sung quy định về hành vi mua bán thông tin người tiêu dùng

(CL&CS)- Cho rằng quy định về bảo vệ thông tin người tiêu dùng trong dự thảo Luật chưa chặt chẽ, một số ĐBQH đề nghị, cần bổ sung quy định về hành vi mua bán thông tin để có giải pháp bảo vệ thông tin người tiêu dùng một cách đồng bộ. Bởi, trong thực tế vừa qua xảy ra rất nhiều trường hợp để lộ lọt mất thông tin người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân.

Chiều 10/11, tiếp tục Chương trình tại Kỳ họp thứ Tư, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Empty

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của xã hội

Đa số ĐBQH tán thành với việc ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đồng thời, cho rằng, dự án Luật đã xác định được một số nguyên tắc xây dựng cơ bản, gồm: bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của xã hội, có sự kế thừa, phát triển các quy định hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam; bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên cơ sở tăng cường nhận thức và năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) cho rằng, dự thảo Luật vẫn chưa quy định đầy đủ, cân đối và hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể tham gia trong quan hệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát để quy định thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu và mục đích đề ra.

Empty

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) phát biểu tại phiên họp

Nhiều ĐBQH đề nghị, cần bổ sung đối tượng “tổ chức” trong khái niệm “người tiêu dùng”. Nhiều ĐBQH chỉ rõ, dự thảo Luật có sự thay đổi rất lớn về phạm vi điều chỉnh khi đã sửa đổi khái niệm “người tiêu dùng”. Theo đó, trong dự thảo Luật chỉ bao gồm cá nhân mà không bao gồm “tổ chức” mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của tổ chức. Trong khi đó, không phải khi nào thì người tiêu dùng là tổ chức cũng đủ có khả năng để đối mặt được với các hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh. Nếu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không bảo vệ họ thì quyền lợi của nhóm đối tượng này có thể dễ bị xâm hại và gây thiệt hại chung cho xã hội.

Bảo vệ chặt chẽ thông tin người tiêu dùng

Về trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng (Điều 8), đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, dự thảo Luật quy định chưa chặt chẽ, bởi Điều 80 quy định về việc tổ chức, cá nhân kinh doanh phải được sự đồng ý của người tiêu dùng khi thông tin của họ được thu thập, lưu trữ, sử dụng thông qua bên thứ ba. Như vậy, nhiều khả năng người tiêu dùng không biết được thông tin của họ có thể do một bên thứ ba ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh nắm giữ. Phạm vi ủy quyền thuê bên thứ ba, quy định của Điều 8 là rất rộng, bao gồm cả việc sử dụng thông tin nên khó có thể kiểm soát được việc bên thứ ba tiếp tục chia sẻ và chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho chủ thể khác.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị, cần quy định chặt chẽ để bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị lộ, lọt hoặc bị sử dụng thông tin trái phép theo hướng: tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo trước hoặc được sự đồng ý của người tiêu dùng khi thông tin của họ được thu thập, lưu trữ và sử dụng thông qua bên thứ ba; đồng thời, giới hạn phạm vi sử dụng thông tin của người tiêu dùng thông qua bên thứ ba là chỉ nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của tổ chức kinh doanh.

Empty

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Uyên (Long An) phát biểu tại phiên họp

Cùng quan điểm này, ĐBQH Nguyễn Hoàng Uyên (Long An) đề nghị, bổ sung quy định về hành vi mua bán thông tin để có giải pháp bảo vệ thông tin người tiêu dùng một cách đồng bộ. Bởi, trong thực tế vừa qua xảy ra rất nhiều trường hợp để lộ lọt mất thông tin người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân, trong đó có trường hợp mua bán thông tin người tiêu dùng, có những trường hợp phải xử lý theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc bảo vệ thông tin và quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo Báo đại biểu nhân dân

Bình luận

Nổi bật

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Ngày 27/4/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) tổ chức lễ khởi động chương trình khuyến mãi “Niềm tin gắn kết”, đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập đơn vị.

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...