Thứ hai, 19/07/2021, 19:51 PM

Bổ sung nhân lực, thiết bị xét nghiệm tại điểm chốt ở Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận

(CL&CS) - Tổng cục ĐBVN vừa có công văn gửi Cục Y tế (Bộ GTVT); Sở GTVT, Sở Y tế các tỉnh: Đắk Nông, Bình Thuận, Lâm Đồng và Cục Quản lý đường bộ III, IV về việc bổ sung nhân lực, vật tư thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm tại các điểm chốt.

Ngày 18/7/2021 Tổng cục ĐBVN đã chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Tổng cục ĐBVN và đại diện các đơn vị có liên quan gồm: Cục Y tế (Bộ GTVT); Sở GTVT, Sở Y tế các tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận, Lâm Đồng; Cục Quản lý đường bộ III, IV.

Tại cuộc họp Tổng cục ĐBVN đã triển khai nhanh các nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT về tăng cường thêm nhân lực, thiết bị vật tư y tế của ngành GTVT cho các tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận, Lâm Đồng để hỗ trợ công tác xét nghiệm nhanh theo quy định của Bộ Y tế cho lái xe, người phục vụ theo xe.  Điều này nhằm đảm bảo thuận lợi nhất cho vận chuyển hàng hóa được lưu thông, thuận lợi 24/24h và ngăn chặn kịp thời tình trạng lây lan dịch bệnh COVID-19.

1

Đại diện các Sở GTVT Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận đã báo cáo nhanh về tình hình các chốt kiểm soát, công tác xét nghiệm và mật độ lưu lượng lớn phương tiện vận tải hàng hóa đang hoạt động từ khu vực xanh đi đến, đi qua khu vực đỏ và ngược lại trên một số trục quốc lộ chính, huyết mạch của địa phương.

Theo nhận định của các Sở GTVT hiện nay mật độ phương tiện lưu thông từ khu vực đỏ sang khu vực xanh tuy thấp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh hơn so với mật độ phương tiện lưu thông lớn từ khu vực xanh sang khu vực đỏ.Cụ thể tại Lâm Đồng trên toàn tỉnh có 20 điểm chốt, 14 vị trí xét nghiệm nhanh, riêng Quốc lộ 20 có 1 chốt kiểm soát, 2 điểm xét nghiệm nhanh, lưu lượng phương tiện hoạt động qua lại khoảng 1.600 xe/ngày đêm.

Tại Đắk Nông trên Quốc lộ 14 có 2 chốt kiểm soát đầu tỉnh, cuối tỉnh, sẽ bổ sung 2 điểm xét nghiệm nhanh, lưu lượng nhiều phương tiện hoạt động qua lại liên tục.

Tại Bình Thuận trên Quốc lộ 1A có 3 chốt gồm 1 chốt kiểm soát từ Miền Bắc vào, 2 chốt kiểm soát từ Đồng Nai đi ra, sẽ bổ sung thêm 2 điểm xét nghiệm nhanh, lưu lượng phương tiện hoạt động qua lại khoảng 3.000 xe/ngày đêm.

Sau khi nghe báo cáo và trên cơ sở các kiến nghị, đề xuất đã được thống nhất giữa các Sở GTVT, Cục Y tế và các đơn vị có liên quan, Tổng cục ĐBVN đề nghị Cục Y tế, Tổng cục ĐBVN khẩn trương chủ động bố trí, bổ sung nhân lực, thiết bị vật tư y tế hỗ trợ vào các chốt kiểm soát, vị trí xét nghiệm nhanh tại các vị trí kiểm soát, xét nghiệm nhanh và nhân lực tại Đắk Nông, Bình Thuận và Lâm Đồng.

Đồng thời công bố công khai trên các trang thông tin điện tử của Bộ GTVT, Cục Y tế về địa chỉ các bệnh viện GTVT trên toàn quốc trực thuộc quản lý của Cục. Từ đó, để đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe có nhu cầu xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế nắm bắt được và thực hiện đăng ký xét nghiệm khi có nhu cầu.

Tổng cục ĐBVN đề nghị Cục trưởng Cục quản lý đường bộ III, IV thay mặt Tổng cục ĐBVN chủ động liên hệ làm việc với các Sở GTVT, Sở Y tế Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông, đại diện Cục Y tế và các tỉnh khu vực với tỉnh trên để cử thêm nhân lực tham gia phối hợp với điều tiết phân luồng giao thông; hỗ trợ cho bộ phận nhân lực của Cục Y tế tại các chốt kiểm soát, các vị trí xét nghiệm nhanh đã nêu trên nhằm đảm bảo cho các phương tiện vận tải hàng hóa, phương tiện vận chuyển chuyên gia, công nhân được lưu thông thông suốt, liên tục.

Đồng thời, không để tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch bệnh, các điểm xét nghiệm nhanh; bảo đảm an toàn dịch bệnh cho người lái xe, phương tiện và phòng chống lây lan dịch bệnh hiệu quả.

Cùng với việc bố trí cán bộ thực hiện ngay công tác phối hợp với 3 Sở GTVT  Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận và các Sở GTVT khu vực thống kê các vị trí chốt kiểm soát, vị trí xét nghiệm nhanh trên địa bàn các tỉnh để có thông báo và có biển chỉ dẫn tạo thuận lợi cho công tác điều tiết phương tiện, cho người lái xe biết để vào xét nghiệm theo quy định, Cục quản lý đường bộ III, IV hàng ngày phải tổng hợp và báo cáo kết quả tổ chức phối hợp, điều tiết, phân luồng giao thông.

Cùng đó, đề xuất các vướng mắc khó khăn cần xử lý gấp tại các chốt kiểm soát, vị trí xét nghiệm về Tổng cục ĐBVN qua hệ thống điện thoại zalo của Vụ Vận tải 0949549805 và các cơ quan có liên quan nêu trên để được tháo gỡ. Ngoài ra, chủ động hỗ trợ giúp đỡ đưa đón cán bộ, nhân viên của Cục Y tế từ sân bay, và các địa điểm theo yêu cầu của Cục Y tế đến các vị trí chốt, vị trí xét nghiệm.

Đối với Sở GTVT, Tổng cục ĐBVN yêu cầu phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan tại địa phương: báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương về chủ trương của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường thêm nhân lực, thiết bị y tế của Cục Y tế (Bộ GTVT) cho địa phương và đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho công tác phối hợp, triển khai thuận lợi, đạt hiệu quả cao…

Tổng cục ĐBVN cũng lưu ý, căn cứ theo tình hình, năng lực thực tế, khả năng điều trị phòng chống dịch bệnh của địa phương trong quá trình phối hợp xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế tại các vị trí xét nghiệm nhanh, nếu nghi ngờ phát hiện có xuất hiện trường hợp F0 kiến nghị Ban chỉ đạo địa phương có văn bản gửi các tỉnh lân cận để được hỗ trợ chia sẻ.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:20

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

(CL&CS) - Năng suất xanh (GP) là chiến lược nhằm đồng thời nâng cao năng suất và hoạt động môi trường để phát triển kinh tế-xã hội nói chung nhằm cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống của con người.

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:19

(CL&CS) - Trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.