Thứ tư, 26/01/2022, 14:03 PM

Bỏ quy định kiểm dịch hàng thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm

(CL&CS) - Bộ NN&PTNT đã đồng ý bỏ quy địch kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu về sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và một số sản phẩm thủy sản chế biến nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.

Đã đưa sản phẩm thủy sản đã qua chế biến như nhiệt, sấy khô, xông khói, hóa chất, ướp muối, lên men… ra khỏi danh mục đối tượng thuộc diện kiểm dịch.

Đã đưa sản phẩm thủy sản đã qua chế biến như nhiệt, sấy khô, xông khói, hóa chất, ướp muối, lên men… ra khỏi danh mục đối tượng thuộc diện kiểm dịch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đồng ý bỏ quy định kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm, được nhập khẩu về để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước. Bộ dự kiến ban hành thông tư sửa đổi vào quý 2/2021.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt  Nam (VASEP) trong năm 2021, Hiệp hội đã nhận được nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về việc các sản phẩm chế biến từ  động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuỷ sản (đông lạnh, hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền,…) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch quy định tại các Thông tư về “kiểm dịch” của Bộ NNPTNT: TT26/2016, TT36/2018, TT15/2018.

Trong đó, phần lớn và chủ yếu (tính theo lượng) là sản phẩm thuỷ sản đông lạnh dùng làm thực phẩm. Trong khi danh mục hàng phải "kiểm dịch" theo quy định hiện tại rất rộng.

Các container hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra 100% (hồ sơ, cảm quan) dù là nhập cho mục đích gia công hàng xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa và có lịch sử ra sao.

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm áp dụng khi có nghi ngờ đối với hàng nhập để sản xuất xuất khẩu, gia công suất khẩu và 20% số lô/năm đối với hàng nhập để tiêu dùng nội địa. Việc này dẫn đến quy mô và số lượng mặt hàng, lô hàng phải “kiểm tra nhập khẩu” hiện nay là rất lớn.

Về kiến nghị bỏ quy định kiểm dịch đối với các sản phẩm thủy sản chế biến nhập khẩu tiêu thụ nội địa được đánh giá không có nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản vào Việt Nam (các thủy sản chế biến dưới dạng đông lạnh, hàng khô… dùng làm thực phẩm cho người, Bộ NN&PTNT cho biết Bộ đã ban hành Thông tư số 11/2021/BNNPTNT về bảng mã HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.

Theo đó, đã đưa sản phẩm thủy sản đã qua chế biến như nhiệt, sấy khô, xông khói, hóa chất, ướp muối, lên men… ra khỏi danh mục đối tượng thuộc diện kiểm dịch.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…