Thứ hai, 09/01/2023, 14:44 PM

Bộ Công thương ban hành quyết định khung giá phát điện mặt trời, gió

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Công Thương ban hành quyết định khung giá phát điện mặt trời, gió cho các dự án chuyển tiếp, vận hành sau khi chính sách giá FIT ưu đãi các loại hình năng lượng này hết hiệu lực từ cuối năm 2020 và 2021.

Theo đó, Bộ này đưa ra giá trần (giá cao nhất của khung giá phát điện) chưa gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) như sau: Loại hình Giá trần của khung giá (đồng/kWh): Điện mặt trời mặt đất 1.184,9; Điện mặt trời nổi 1.508,27; Điện gió đất liền 1.587,12; Điện gió trên biển 1.815,95.

Bộ Công Thương ban hành quyết định khung giá phát điện mặt trời, gió cho các dự án chuyển tiếp. Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương ban hành quyết định khung giá phát điện mặt trời, gió cho các dự án chuyển tiếp. Ảnh minh họa.

Khung giá phát điện này là cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi - khi giá FIT ưu đãi hết hiệu lực.

Tháng 11/2022, EVN từng đề xuất phương án giá phát điện với mặt trời chuyển tiếp gần 1.188-1.570 đồng một kWh, còn điện gió khoảng 1.591-1.945 đồng, tuỳ loại hình.

Như vậy, khung giá được Bộ Công Thương quyết định lần này thấp hơn đề xuất EVN từng đưa ra.

Đến cuối năm ngoái, số dự án điện gió, mặt trời đã vận hành chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống, trong đó có 16.545 MW điện mặt trời mặt đất, mái nhà và 4.126 MW điện gió.

Giá FIT ưu đãi 20 năm với dự án điện mặt trời là 9,35 cent một kWh (khoảng 2.200 đồng một kWh) và 7,09-8,38 cent (1.644-1.943 đồng) một kWh; dự án điện gió là 8,35-9,8 cent (1.927-2.223 đồng) một kWh. Nhưng các chính sách này đã hết ưu đãi từ 31/12/2020 với điện mặt trời và từ 1/11/2021 với điện gió.

Trong số các dự án đang chờ khung giá điện mới, có 5 dự án hoặc phần dự án điện mặt trời công suất hơn 452 MW chờ xác định giá điện và 62 dự án điện gió với tổng công suất gần 3.480 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN. Ngoài ra còn một số dự án đang đầu tư, triển khai dở dang đang chờ cơ chế, giá chuyển tiếp.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050”, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030, đảm bảo tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia giảm 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường. Để thực hiện mục tiêu giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu và hiện thực hóa tinh thần của Nghị quyết 55 -NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần thực hiện song song nhiều giải pháp, trong đó cần ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.

Các chuyên gia đề xuất, Việt Nam cần sớm hoàn thiện Quy hoạch điện 8 để tạo điều kiện phát triển cho thị trường năng lượng tái tạo. Đồng thời, cần đưa ra các định hướng, chính sách với các điều kiện tạo ra môi trường đầu tư ổn định đối với nguồn năng lượng tái tạo như: Công bố khối lượng các dự án điện năng lượng tái tạo, tại mỗi vùng, miền cần xây dựng trong từng giai đoạn; ban hành giá điện hỗ trợ (FIT) đối với các dự án năng lượng tái tạo có quy mô công suất nhỏ và điện mặt trời mái nhà.

Với các dự án năng lượng chuyển tiếp, trong thời gian chờ tính toán khung giá phát điện, đàm phán và ký hợp đồng mua bán điện, đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành giá điện tạm tính, cho phép EVN huy động các nhà máy điện chuyển tiếp và thanh toán tiền điện theo mức giá bán điện tạm tính. Doanh thu bán điện của các dự án sẽ được điều chỉnh lại theo giá bán điện chính thức.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Rót tiền 'khủng' nghiên cứu hệ thống đường sắt trên Mặt Trăng: NASA tham vọng xây đường ray di động, sẽ trình làng vào 6 năm nữa?

Rót tiền 'khủng' nghiên cứu hệ thống đường sắt trên Mặt Trăng: NASA tham vọng xây đường ray di động, sẽ trình làng vào 6 năm nữa?

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 08:28

Theo đó, mạng lưới này sẽ đảm bảo vận chuyển được cả người, nhu yếu phẩm và tài nguyên phục vụ các hoạt động thương mại.

Tập đoàn Tan Chong chính thức phân phối thương hiệu GAC

Tập đoàn Tan Chong chính thức phân phối thương hiệu GAC

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:07

(CL&CS) - Các dòng xe máy xăng và phụ tùng của thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong chính thức nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam trong năm 2024.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Hỗ trợ đào tạo kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho địa phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Hỗ trợ đào tạo kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho địa phương

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:05

(CL&CS) - Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị khoa học công nghệ và triển khai các dịch vụ xã hội như: chẩn đoán xét nghiệm, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, xử lý môi trường…