Dữ liệu cũ
Thứ tư, 19/09/2018, 11:29 AM

Bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, các bậc phụ huynh đừng xem thường

(NTD) - Do thời tiết đang vào cao điểm mùa mưa, thêm vào đó là việc giữ vệ sinh, ăn uống hằng ngày, tiêm vaccine cho trẻ nhỏ chưa được thực hiện tốt... dẫn đến tình trạng các bệnh truyền nhiễm như: Sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết đang có xu hướng bùng phát mạnh.

Không tiêm chủng vaccine đầy đủ

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong 8 tháng toàn TP.HCM có gần 2.500 ca mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, số ca nhập viện chỉ là phần nổi bởi thực tế số ca mắc bệnh tay chân miệng thể nhẹ, điều trị ngoại trú cao gấp 5 lần số ca nhập viện nội trú. Tính chung toàn thành phố có hơn 12.000 trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

Cũng trong 8 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn thành phố ghi nhận 10.146 ca bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện. Tuy vẫn còn thấp hơn 28% so với cùng kỳ năm 2017 nhưng các con số thống kê hằng tuần cho thấy, số lượng ca bệnh đang tăng lên.

Bên cạnh đó, một bệnh truyền nhiễm khác là bệnh sởi cũng có dấu hiệu gia tăng. Nếu trong tháng 7/2018 toàn thành phố chỉ có 4 ca bệnh sởi thì trong tháng 8 phát hiện thêm 3 ca mắc sởi. Điều đáng nói là trong số 7 trường hợp mắc sởi, đa số chưa được tiêm chủng vaccine đầy đủ.

Trước tình hình đó, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã rà soát việc tiêm chủng trên địa bàn và phát hiện tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi quá thấp. Cụ thể, chỉ có hơn 61% trẻ được tiêm mũi 1 và 30% trẻ được tiêm mũi 2. Với tỷ lệ tiêm chủng này, nguy cơ bệnh sởi sẽ lây lan tại cộng đồng là rất lớn.

Bác sĩ Lê Hồng Nga (Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM) lưu ý: “Số lượng trẻ điều trị ngoại trú càng lớn, nguy cơ lây lan cho cộng đồng càng nhiều bởi những trẻ này không được cách ly. Đặc biệt, thời điểm bước vào năm học mới, số ca mắc tay chân miệng chắc chắn sẽ gia tăng, nhất là ở các nhóm trẻ gia đình”.

1-3
Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
2
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng.

Số ca nhiễm bệnh gia tăng

Theo ghi nhận của PV, tại Khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1) cho thấy, số trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng tăng hơn so với những tháng trước. Trung bình mỗi ngày, Khoa Nhiễm - Thần kinh tiếp nhận từ 30-60 trẻ bị bệnh tay chân miệng, gần gấp đôi so với trước đó. Tương tự, tại Khoa Sốt xuất huyết của bệnh viện cũng tiếp nhận hàng chục trẻ nhập viện mỗi ngày.

BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết: “Tuy không bằng các đợt dịch năm 2011, 2013, nhưng hiện tại bệnh tay chân miệng đã có chiều hướng nặng hơn, đã có 2 bé bị biến chứng phải thở bằng máy. Riêng bệnh sởi đã có một số ca ở tỉnh chuyển lên, hiện tại đã được cách ly”.

“Nguyên nhân tăng các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ thời gian gần đây do nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đúng cách các biện pháp phòng ngừa cũng như giữ gìn vệ sinh chung cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, hiện đang là mùa tựu trường nên thời gian tới các bệnh truyền nhiễm sẽ có xu hướng tăng cao, nhất là ở nhóm trẻ mầm non” - BS Trương Hữu Khanh nói.

Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, trong 8 tháng đầu năm số ca mắc bệnh sởi là 5 bệnh nhân, trong đó có đến 4 bệnh nhân được điều trị ngoại trú nên nguy cơ lây nhiễm tại cộng đồng là rất cao.

Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng cũng chiếm tỷ lệ rất cao với số bệnh nhân có triệu chứng bệnh là 3.638, trong đó có 804 bệnh nhân nhập viện, còn lại đều được điều trị ngoại trú theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Th.S - BS Lư Lan Vy (Trưởng khoa Nhi II – Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới) cho biết: “Cả hai bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em, con đường lây nhiễm chủ yếu là qua tiếp xúc giữa trẻ với trẻ hoặc người lớn nhiễm bệnh không triệu chứng”.

Nói về triệu chứng của cả hai bệnh này thì nhiều người cho rằng khó nhận biết được vì cả hai đều phát ban đỏ trên da, sốt cao, giật mình, bỏ ăn…

Cũng theo BS Lan Vy: “Trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ bị nổi bóng nước lòng bàn tay, chân, chảy nước dãi, loét miệng, phát ban... Còn bệnh sởi, trẻ sẽ sốt cao, ho khan, chảy nước mũi, phát ban ở mặt, đỏ mắt... Nếu phát hiện, phụ huynh phải cho trẻ nghỉ học và báo ngay cho nhà trường biết mà cách ly”.

3-2
Vi rút bệnh sởi.
BS Lan Vy khuyến cáo, để phòng tránh hai bệnh này điều đầu tiên và cơ bản nhất là hạn chế để trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Thứ hai, giữ vệ sinh cho trẻ tuyệt đối, người lớn phải rửa tay sạch sẽ trước khi cho bé ăn, sau khi đi vệ sinh, đồ chơi cũng phải giữ vệ sinh tuyệt đối. Thứ ba, tiêm ngừa vaccine, cho trẻ ăn uống đủ chất để trẻ có đủ sức đề kháng chống lại bệnh.

Bài & ảnh: Phan Định

_NTD_So 162_ In_Page_35
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.