Becamex chi 79 tỷ đồng mua lại lô trái phiếu trước hạn
(CL&CS)-Ngày 11/06, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, HOSE: BCM) sẽ tổ chức mua lại trước hạn lô trái phiếu BCMH2123002 với khối lượng dự kiến mua lại (theo mệnh giá) là 79 tỷ đồng.
Theo đó, BCM sẽ mua lại lô trái phiếu mã số BCMH2123002 với quy mô mua lại 79 tỷ đồng, bằng mệnh giá trái phiếu.
Người sở hữu trái phiếu thực hiện quyền bán lại bằng việc gửi thông báo cho tổ chức phát hành chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện quyền bán lại trái phiếu.
Người sở hữu có thể bán lại trước hạn một phần hoặc toàn bộ trái phiếu do mình sở hữu với giá bán lại bằng mệnh giá tại ngày thực hiện quyền bán lại trái phiếu. Số lượng trái phiếu đã đăng ký bán lại sẽ không được chuyển nhượng kể từ ngày người sở hữu trái phiếu gửi đăng ký bán cho đến ngày thực hiện quyền bán lại.
Nguồn mua lại số trái phiếu này được Becamex IDC lấy từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, cổ tức, lợi nhuận được chia và các nguồn thu khác của công ty này.
Theo BCTC hợp nhất quý 1/2022, tổng nợ vay của BCM tại thời điểm 31/03/2022 là gần 16 ngàn tỷ đồng, trong đó tỷ trọng nợ vay từ trái phiếu khá cao gần 71%, tương ứng hơn 11 ngàn tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/03/2021, tuy tổng nợ vay cũng ở mức hơn 14 ngàn tỷ đồng nhưng tỷ trọng vay trái phiếu lại thấp hơn nhiều. Cụ thể, tổng giá trị vay trái phiếu đến hạn trả và dài hạn tại thời điểm này chỉ ghi nhận gần 7 ngàn tỷ đồng, tương ứng gần 48% tổng nợ vay của doanh nghiệp.
Việc gia tăng vay trái phiếu cũng đã ảnh hưởng phần nào đến BCM khi kết quả kinh doanh của Công ty bị bào mòn bởi chi phí lãi vay.
Trong quý 1/2022, tuy doanh thu chỉ tăng 2% nhưng nhờ biên lãi gộp tăng mạnh, lãi gộp của BCM tăng đến 41% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân, trong đó có chi phí lãi tăng đến 74%, lãi ròng cả kỳ của Công ty đi ngược chiều doanh thu, giảm 7%, về mức gần 425 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên đã được thông qua, BCM dự kiến tiếp tục huy động thêm 2.000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu trong năm 2022. Số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư vào Dự án KCN Bàu Bàng mở rộng (1,100 tỷ đồng), Dự án Khu văn hóa - thương mại - dịch vụ - nhà ga trung tâm TPM Bình Dương (300 tỷ đồng) và Dự án Toà nhà văn phòng - thương mại - dịch vụ WTC TPM Bình Dương (600 tỷ đồng)
Các khu công nghiệp của Becamex
Theo báo cáo cập nhật tháng 12/2021, SSI Research chỉ ra ở góc nhìn tích cực, Becamex có vị thế doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp với diện tích còn lại sẵn sàng cho thuê đạt 590 ha. Đồng thời, diện tích đất thương phẩm lên đến 648 ha tại Thành phố mới Bình Dương và các khu dân cư Bàu Bàng, Mỹ Phước kỳ vọng cải thiện thanh khoản và lợi nhuận ròng duy trì mức cao hơn 43% kể từ năm 2022 khi áp dụng khung giá đất mới tại Bình Dương cho giai đoạn 2020-2024.
Liên doanh VSIP, Warburg Pincus dự báo đem lại lợi nhuận tích cực nhờ nhu cầu thuê đất và nhà xưởng phục hồi trở lại từ 2022.
Các chuyên gia cũng nhìn nhận một số rủi ro Becamex có thể đối mặt trong 2022. Thứ nhất là tính thanh khoản thành phố mới Bình Dương. Diện tích còn lại sẵn sàng bán tại thành phố mới hơn 150 ha. Trong khi phần lớn các giao dịch từ các công ty liên kết trong tập đoàn và Hanwa và có ít khách hàng cá nhân. Do đó, tính thanh khoản tại thành phố mới sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền và chi phí vốn vay tại dự án trên.
Thứ hai là sự chậm trễ trong việc triển khai các khu công nghiệp mới do vấn đề về pháp lý. Việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý tại Bình Dương chậm trễ có thể ảnh hưởng đến việc triển khai và bán hàng tại các dự án KCN mới của Becamex như KCN Cây Trường và KCN Lai Hưng.
Thêm vào đó, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ vẫn ở mức cao 1.01x. Sau khi đáo hạn hơn 3,500 tỷ đồng trái phiếu, Becamex tiếp tục phát hành trái phiếu mới trong năm 2021 và 2022. SSI Research cho rằng tỷ lệ nợ vay vẫn ở mức cao trong khi các phương án phát hành tăng vốn chủ sở hữu đang gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án mới của Công ty trong tương lai.
Thanh Xuân
Bình luận
Nổi bật
Đấu giá đất vẫn sôi động: Thị trường bất động sản chuyển mình sau giai đoạn trầm lắng?
sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:37
Năm 2025 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của các phiên đấu giá đất trên cả nước, đặc biệt tại các khu vực đô thị hóa nhanh và các tỉnh vệ tinh. Mặc dù thị trường bất động sản trong hai năm trở lại đây trải qua nhiều biến động, từ siết tín dụng đến chính sách kiểm soát giá đất và quy hoạch, nhưng các phiên đấu giá đất công vẫn thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư và người dân có nhu cầu thực.
Thị trường bất động sản Việt Nam tăng giá cao hơn cả Mỹ, Nhật Bản và sẽ còn tiếp tục tăng?
sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:36
Đây là nhận định của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, thị trường bất động sản cũng đang từng bước phục hồi nhưng tốc độ còn chậm.
Thị trường bất động sản 2025: Phục hồi tích cực nhưng còn chậm?
sự kiện🞄Thứ hai, 12/05/2025, 15:36
Bước sang năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam đã bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực sau gần ba năm trầm lắng kéo dài. Tuy nhiên, đà phục hồi diễn ra với tốc độ chậm, phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư và người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về pháp lý, vốn và tâm lý.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.