Bất động sản “mua đi - bán lại” chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ
(CL&CS) - Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì thả nổi như hện nay, cần đánh thuế thật mạnh để kiểm soát sốt đất, để làm sao người mua hay đầu cơ sẽ không hưởng lợi từ việc đó, có như vậy mới xử lý được vấn đề.
Thời gian qua, tình trạng sốt đất đã và đang diễn ra ở khắp các địa phương trong cả nước, khiến giá đất tăng “dựng đứng” khi ăn theo các thông tin quy hoạch hạ tầng, mở rộng không gian đô thị.
Trước tình trạng trên, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Ủy ban đã cảnh báo tình trạng “sốt đất” trong báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Tuy nhiên, do các cơ quan chưa đi giám sát nên chưa có thông tin cụ thể.
Theo ông Thanh, bên cạnh tác động do dịch COVID-19 thì việc điều chỉnh quy hoạch ở các địa phương cũng là nguyên nhân gây “sốt đất”. Ngoài ra, ‘sốt đất” một phần do cò đất tung tin và thổi giá. Với tình hình như hiện nay thì thị trường bất động sản rất nguy hiểm, “bong bóng” bất động sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào và điều này sẽ tác động đến an toàn tài chính và có nguy cơ gây nợ xấu.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Ủy ban Kinh tế nêu một số vấn đề cần quan tâm và đề nghị Chính phủ có đánh giá sâu hơn. Đặc biệt, Ủy ban Kinh tế nêu ý kiến lo ngại về việc dòng tiền trong nền kinh tế có dấu hiệu không chảy vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mà tập trung vào các hoạt động mang tính đầu cơ.
Do đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về công tác quản lý thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. Đồng thời, đề nghị quan tâm quản lý việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ với lãi suất cao, đang là kênh đầu tư mới, thu hút nhà đầu tư cá nhân trong giai đoạn dịch COVID -19 nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) thẳng thắn nhìn nhận, “sốt đất” chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ, còn về tổng thể xã hội thì gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Ông Cường cho rằng, một số người đầu cơ, trục lợi từ thị trường bất động sản, có thể đã “thổi giá” đất tại nhiều khu vực. Từ đó, nhiều người khác bị hấp dẫn, cuốn theo “cơn lốc” đầu tư. Hệ lụy là nhiều người đã thua lỗ, vỡ nợ, bị chôn vốn, không thể thoái vốn khỏi các dự án được. Nhìn tổng thể cả nền kinh tế thì một lượng lớn tiền đổ vào bất động sản, mua đi - bán lại đang làm lãng phí nguồn lực phát triển.
Cũng theo ông Cường, nếu lượng vốn đó đầu tư cho phát triển sẽ tạo ra giá trị gia tăng rất lớn. Trong khi đó, đất nước lại không thu được quá nhiều thuế từ hoạt động đầu cơ đất, mua đi - bán lại. Sốt đất chỉ mang lại nguồn thu cho một số nhóm người nhỏ, còn cả đất nước thì không.
Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân nêu ra 2 giải pháp để kiểm soát “sốt đất”. Thứ nhất, ông Cường cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền cần phải minh bạch thông tin đất đai về quy hoạch, xây dựng các dự án, quỹ đất... Khi thông tin công khai, đầy đủ và kip thời, sẽ giúp tránh được tình trạng người dân bị thông tin không chính thức dẫn dắt.
Người đầu cơ, người tạo ra tin đồn rất nhanh để mua và bán cho người khác với giá cao. Người mua sau do thông tin thiếu minh bạch, đã mua đất đã giá cao và khó thoát ra được. Do đó, lợi ích chỉ chuyển từ một số nhóm người này sang một số nhóm người khác, thiệt hại về tiền chuyển từ người này sang người khác. Nếu chúng ta không thông tin một cách đầy đủ thì nhiều người dân sẽ bị cuốn theo và làm lợi cho một số người.
Thứ hai, ông Cường cũng mong muốn cần sớm có chính sách hiệu quả để xử lý dứt điểm tình trạng đầu cơ, thổi giá đất. Theo ông Cường, tại nhiều khu vực, các mảnh đất gia tăng lợi thế địa tô do được Nhà nước đầu tư về hạ tầng, thay đổi quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… Do đó, bản chất của việc gia tăng giá trị của đất khu vực đó là do Nhà nước, nên Nhà nước phải thu hồi chênh lệch lợi thế địa tô.
Chẳng hạn, ở một số nước định ra mức thuế cao để điều tiết giá trị gia tăng thêm của các khu đất. Do đó, Việt Nam nên nghiên cứu ban hành một loại thuế đánh vào việc thay đổi giá trị của đất do lợi thế địa tô. Do đó, cần đánh thuế thật mạnh để kiểm soát sốt đất. Chúng ta tạo ra một chính sách thuế tốt để làm sao người mua hay đầu cơ sẽ không hưởng lợi từ việc đó, thay vì thả nổi như hiện nay mới xử lý được vấn đề.
T.L
Bình luận
Nổi bật
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 có nhiều điểm mới, tôn vinh và nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 22:17
(CL&CS) - Giải thưởng Sách Quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hoá nổi bật thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng đưa sách đến được với bạn đọc, lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, những giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 11:02
(CL&CS) - Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Malaysia.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:38
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.