Ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp gia tăng giá trị cây đậu xanh và đạt năng suất cao

(CL&CS) - Việc tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất đã giúp người dân đạt lợi nhuận tốt hơn, đặc biệt nhiều sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương được nâng tầm, mang lại giá trị kinh tế cao và ổn định.

Cây đậu xanh được trồng phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, đây là một loại cây thực phẩm ngắn ngày, có khả năng thích ứng rộng trên nhiều vùng, miền khác nhau, thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 65 – 70 ngày. Do đó, nó đã trở thành cây trồng quen thuộc đem lại nhiều giá trị cho bà con nông dân.

Những ngày này, trên các cánh đồng ở xã An Hòa, An Tân của huyện An Lão, tỉnh Bình Định nông dân đang tập trung thu hoạch đậu xanh trong niềm vui được mùa, được giá. 

Nông dân đang nhộn nhịp thu hoạch đậu xanh trong niềm vui được mùa, được giá

Là hộ có diện tích đậu xanh nhiều nhất thôn, ông Nguyễn Liêm, ở thôn Thanh Sơn, xã An Tân cho biết, toàn bộ diện tích 7 sào lúa Hè Thu, gia đình ông chuyển sang trồng đậu xanh. Nhờ nắm chắc kỹ thuật, từ khâu chọn giống cho đến chăm sóc đúng quy trình, cộng thêm thời tiết phù hợp, sau 65 ngày, cây đậu cho thu hoạch.

“Năm nay, năng suất đạt khoảng 120 kg/sào, tăng 20 kg/sào so với năm ngoái. Mỗi vụ thường thu hoạch được 5 đợt, năm nay đã hái đợt thứ 5 mà cây vẫn còn sai trái và tiếp tục ra hoa. Với giá bán ổn định 40.000 đồng/kg, gia đình tôi có lãi gần 4 triệu đồng/sào, cao gấp đôi so với trồng lúa trên cùng chân đất”, ông Liêm nói.

Trồng đậu xanh xen canh hoặc luân canh còn giúp cải tạo, tăng độ phì cho đất. Bón vôi trước khi trồng 7 – 10 ngày, lượng dùng 400 – 800 kg/ha, sau đó cày xới làm đất. Dặm hạt ở những hốc hạt không nảy mầm, bắt đầu 4-6 ngày sau khi gieo (khi mầm vừa nhú lên mặt đất).Sự hình thành nốt sần: Bắt đầu từ khi cây đậu đã hình thành lá chét cho đến khi ra hoa (khoảng 20 - 30 ngày sau gieo).  Nốt sần là nơi cố định đạm, nhờ có nó mà đậu xanh không cần bón nhiều phân đạm. Lúc này, cần tác động các biện pháp kỹ thuật như: Bón phân, phòng trừ sâu bệnh tạo điều kiện cho nốt sần hình thành sớm và nhiều.

Thời kỳ cây con đậu xanh sinh trưởng chậm: Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi và nhất là cần phải tránh sâu bệnh làm chết cây sẽ làm giảm mật độ cây thu hoạch, dẫn đến làm giảm năng suất.Quá trình nở hoa: Đậu xanh có thời gian ra hoa kéo dài và không có đợt hoa rộ rõ rệt như ở lạc và đậu tương.

Thời gian ra hoa kéo dài và quả phát dục nhanh (từ khi hoa nở đến quả chín chỉ khoảng 15 – 17 ngày) nên đậu xanh phải thu nhiều lần. Đây là nhược điểm của đậu xanh vì công thu hoạch cao, do đó cần hết sức chú ý. Sinh trưởng thân lá: Thời kỳ này, cùng với quá trình ra hoa, kết quả là sự sinh trưởng mạnh của các bộ phận sinh dưỡng (cây tăng nhanh chiều cao thân và cành. Do đó, số lá, diện tích lá cũng tăng nhanh). Lượng chất khô tích lũy trong thời kỳ này là lớn nhất, cho nên thời kỳ này cũng đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhất cho cây phát triển.

Lúc 18 – 20 ngày sau khi trổ hoa, quả đậu xanh bắt đầu chín, vỏ quả chuyển màu đen là có thể thu hoạch. Khi thu hoạch quả, cần cẩn thận tránh làm đứt cuống quả non, rụng nụ hoa (sẽ cho quả đợt kế tiếp). Mùa nắng có thể để quả chín rộ rồi thu hoạch nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 5 - 7 ngày. Mùa mưa phải thu cách 2 màu, kém phẩm chất. 3 ngày để quả và hạt không bị mất. Nên thu quả vào buổi chiều, tránh thu vào buổi trưa vì những quả chín khô sẽ bị bung ra, làm tỷ lệ hao hụt cao. Quả đậu xanh sau khi thu hoạch về đem phơi nắng khoảng 3 - 4 ngày, đập tách lấy hạt, làm sạch bụi, phơi tiếp 1 - 2 ngày và cho vào bao để bảo quản.

Những năm gần đây, sau khi thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, bà con An Lão tiến hành trồng cây đậu xanh, với diện tích khoảng 30 ha. Đến cuối tháng 7 này, phần lớn ruộng đậu đã được bà con thu hoạch, năng suất trung bình đạt từ 100 - 120 kg/sào, cao hơn 20 - 30 kg/sào so với năm 2023. Việc chuyển những diện tích đất không chủ động nước tưới sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế như cây đậu xanh là giải pháp hợp lý của nông dân huyện An Lão.

Ông Lê Hoàng Hiền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện, cho biết: An Lão là địa phương có truyền thống sản xuất cây trồng cạn trong vụ Hè Thu. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền, triển khai nhân rộng mô hình này trên những diện tích đất sản xuất trước đây bị bỏ hoang vụ Hè Thu, nhằm giúp bà con thay đổi phương thức canh tác theo hướng bền vững, nâng cao trình độ thâm canh, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thêm thu nhập cho nông dân.

TIN LIÊN QUAN