Truy xuất nguồn gốc dược liệu - thúc đẩy phát triển bền vững ngành dược phẩm

(CL&CS) - PGS. TS. BS. Đậu Xuân Cảnh - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, truy xuất nguồn gốc dược liệu là một phần quan trọng trong ngành dược phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn các sản phẩm y tế.

Vai trò của truy xuất nguồn gốc dược liệu

PGS. TS. BS. Đậu Xuân Cảnh-Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho rằng, dược liệu là các thành phần nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thuốc, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc các sản phẩm y tế khác. Truy xuất nguồn gốc dược liệu là quá trình theo dõi và xác định nguồn gốc của các thành phần này.

Truy xuất nguồn gốc dược liệu là một phần quan trọng trong ngành dược phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn của các sản phẩm y tế. Nó giúp theo dõi từng bước trong chuỗi cung ứng, từ khi dược liệu được thu thập cho đến khi nó được sử dụng trong sản xuất thuốc.

Có nhiều công nghệ và hệ thống được sử dụng để truy xuất nguồn gốc dược liệu. Một trong số đó là sử dụng mã vạch hoặc công nghệ RFID để gắn kết thông tin về nguồn gốc và quá trình sản xuất của dược liệu. Các công nghệ này giúp theo dõi từng lô dược liệu và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình sản xuất.

Dược liệu có thể được thu thập từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nguồn gốc phổ biến của dược liệu thông thường từ 4 nhóm, như: Thực vật, động vật, khoáng sản, vi khuẩn và nấm. Ngoài ra, còn có nhiều nguồn gốc khác như một số dược liệu tổng hợp từ hợp chất hóa học hoặc được sản xuất từ công nghệ sinh học.

Dược liệu và sự đa dạng về nguồn gốc dược liệu, thổ nhưỡng là những yếu tố quyết định chất lượng dược liệu, nên truy xuất nguồn gốc dược liệu là rất cần thiết.

Truy xuất nguồn gốc dược liệu đóng vai trò to lớn giúp ngành dược phát triển bền vững. Ảnh: Tuyên Giáo

Mục đích của việc truy xuất nguồn gốc dược liệu là đảm bảo tính chất và chất lượng của sản phẩm cuối cùng, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn và bền vững trong ngành dược phẩm. Quá trình này thường bao gồm việc thu thập thông tin về nguồn gốc, phương pháp trồng trọt, thu hoạch, chế biến và vận chuyển của các thành phần dược liệu. Các công nghệ như mã vạch, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ blockchain có thể được sử dụng để theo dõi và ghi lại thông tin này một cách chính xác.

Truy xuất nguồn gốc dược liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng, người trồng dược liệu, doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và các sản phẩm y tế khác, sàn giao dịch thương mại điện tử và công tác quản lý nhà nước về dược liệu, dược phẩm.

Đối với người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc dược liệu giúp đảm bảo các thành phần trong sản phẩm dược phẩm đến từ nguồn gốc đáng tin cậy và tuân thủ các quy định về chất lượng. Điều này giúp người tiêu dùng yên tâm về hiệu quả và an toàn của sản phẩm mà họ sử dụng. 

Đối với người nuôi trồng dược liệu thì việc truy xuất nguồn gốc dược liệu là quá trình theo dõi và ghi lại thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất và vận chuyển của các loại dược liệu. Giúp người nuôi trồng có thể xác định được nguồn gốc của cây trồng, cách chăm sóc và quy trình thu hái đảm bảo theo các tiêu chuẩn chất lượng cao và không bị ô nhiễm.

Đối với doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và các sản phẩm y tế khác thì truy xuất nguồn gốc dược liệu giúp doanh nghiệp kiểm soát và đảm bảo chất lượng của nguyên liệu dược phẩm.

Đối với sàn thương mại điện tử, việc truy xuất nguồn gốc giúp đảm bảo tính chất và chất lượng của các sản phẩm dược phẩm được bán trên sàn thương mại điện tử. Truy xuất nguồn gốc giúp phát hiện và ngăn chặn sự xuất hiện của hàng giả trên sàn thương mại điện tử. Việc này đảm bảo rằng người tiêu dùng chỉ mua những sản phẩm chính hãng và đáng tin cậy.

Thông qua việc truy xuất nguồn gốc cũng giúp tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm. Các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về nguồn gốc và quy trình sản xuất của dược liệu, từ đó đảm bảo sự tin cậy và đáng tin cậy của sản phẩm.

Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc dược liệu cũng giúp phát hiện và ngăn chặn việc buôn lậu, làm giả hoặc sử dụng dược liệu không rõ nguồn gốc. Điều này đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ được sử dụng các sản phẩm dược phẩm chất lượng cao và an toàn. Giúp tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm. Các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về nguồn gốc và quy trình sản xuất của dược liệu, từ đó đảm bảo sự tin cậy và đáng tin cậy của sản phẩm.

Phát triển dược liệu bền vững, công tác truy xuất nguồn ngốc dược liêu đóng vai trò và ý nghĩa rất lớn, đem lại chắc chắn rằng một thị trường dược liệu, dược phẩm minh bạch và quyền lợi tất các bên tham gia, đặc biệt là quyền lực nhà nước được phát huy và quyền lợi người dân và doanh nghiệp được bảo đảm.

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ hoàn thiện Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dược liệu Quốc gia

Liên quan tới vấn đề truy xuất nguồn gốc dược liệu, mới đây Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 9/10/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược).

Theo Đề án Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Việt Nam sẽ xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật, bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc dược liệu, sản phẩm…; xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu hướng dẫn chung về truy xuất nguồn gốc cho các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH&CN chủ trì, xây dựng, ban hành tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; thống nhất, chuẩn hóa hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để truy xuất nguồn gốc; cách thức quản lý việc áp dụng; mã truy vết; thông tin truy xuất nguồn gốc: thông tin về cơ sở sản xuất, chế biến; thông tin về nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu; thông tin về an toàn, vệ sinh và chất lượng; yêu cầu, trách nhiệm đối với cơ sở sản xuất, gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để truy xuất nguồn gốc, cũng như các bên liên quan.

Trong đó, xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất trong cả nước, đảm bảo đồng bộ, minh bạch; nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc; thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc; thiết lập, xây dựng, vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia…

Mục tiêu từ nay đến năm 2025, Việt Nam sẽ hoàn thiện cơ bản hệ thống các văn bản quy định, pháp luật về quản lý, triển khai áp dụng và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc; xây dựng tối thiểu 30 tiêu chuẩn quốc gia và 2 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc, các tài liệu hướng dẫn áp dụng cho từng nhóm sản phẩm cụ thể.

Có ít nhất 30% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế; đồng thời hoàn thiện nâng cấp Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia, bảo đảm kết nối 100% hệ thống truy xuất nguồn gốc của các bộ, cơ quan liên quan và ít nhất 70% trong tổng số các đơn vị cung cấp giải pháp tại Việt Nam.

Đến năm 2030, sẽ hoàn thiện Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia, bảo đảm nhu cầu trao đổi và khai thác thông tin của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; hoàn thiện hệ thống quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế.

Theo Thông tư số 38/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền

Theo Điều 8 của Thông tư, dược liệu phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi lưu hành nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Dược liệu chưa có tiêu chuẩn chất lượng quy định trong dược điển Việt Nam hoặc dược điển các nước trên thế giới;

Dược liệu có tiêu chuẩn chất lượng quy định trong dược điển Việt Nam hoặc dược điển các nước trên thế giới nhưng cơ sở muốn công bố chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng cao hơn.

Việc trình bày tiêu chuẩn chất lượng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu bắt buộc phải tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc để cập nhật tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu, đồng thời khi phát hiện dược liệu giả, kém chất lượng phải lập tức truy xuất ngay nguồn gốc và thông báo cho cơ quan thẩm quyền (khoản 4 Điều 26).

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2022 và thay thế Thông tư số 13/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018.

TIN LIÊN QUAN