Giá BĐS tăng cao chót vót
TP.HCM là nơi có nền kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao. Tuy nhiên, thị trường BĐS đang vướng phải nhiều rào cản khiến đà tăng trưởng giảm tốc và giá bán các sản phẩm BĐS không có dấu hiệu giảm đi, cản trở quá trình giao dịch mua bán. Số lượng chốt giao dịch BĐS giảm dần đều trong thời gian qua đã khiến không ít chủ đầu tư “sốt ruột”.
Nguồn cung căn hộ chung cư theo dự đoán sẽ tăng lên 133.400 căn đến năm 2025, tuy nhiên số lượng nguồn cung này cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 52% nhu cầu nhà ở. Trong quý III/2022 nguồn cung căn hộ ở TP.HCM trên thị trường thứ cấp giảm còn 6.600 căn, chủ yếu là hàng tồn kho, chiếm đến 66% và phần lớn là các căn hộ cao cấp, hạng sang có giá cả đắt đỏ. Nguồn cung mới hiện tại có hơn 60% là các căn hộ có giá trên 11 tỷ đồng/căn lên đến con số 124 triệu đồng/m2, tập trung nhiều ở quận 1 và TP.Thủ Đức
Giá cả nhà ở cứ tăng cao mặc thị trường đang trong giai đoạn ảm đạm, tín dụng bị kiểm soát tiếp cận nguồn vốn khó khăn đã khiến thanh khoản thị trường kém dần, lượng giao dịch giảm mạnh đến 89%, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 15% thấp nhất kể từ năm 2019.
Ở phân khúc nhà liền thổ TP.HCM trong quý III ghi nhận giá bán trung bình ở thị trường sơ cấp lên đến 12.300 USD/m2, tương đương khoảng 300 triệu đồng, tăng 29,7% theo quý và gần gấp đôi theo năm. mức giá cao nhất của nhà liền thổ đạt đến mức 14.000 USD tương đương 340 triệu đồng/m2.
Nguồn cung nhà liền thổ cũng không khá khẩm hơn, nguồn cung trong quý III ít ỏi chưa đến 500 căn, chỉ có một vài dự án được mở bán, tập trung chủ yếu ở các quận huyện xa trung tâm thành phố như huyện Nhà Bè, TP. Thủ Đức.
Vùng ven điểm đến mới hấp dẫn
Kinh tế xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tăng cao, sở hữu nhà ở là nhu cầu quan trọng và cấp thiết. Trong khi quỹ đất, nguồn cung tại TP.HCM thiếu hụt, giá cả tăng cao dẫn đến xu hướng dịch chuyển đô thị ra vùng ven thành phố.
Phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội ở TP.HCM gần như “vắng bóng”. Do đó, người dân lao động có thu nhập trung bình, thấp, các bạn trẻ hoặc những cặp vợ chồng mới cưới với mức tài chính hạn chế, rất khó để có thể sở hữu được căn nhà đầy đủ các tiện nghi, tiện ích ở khu vực gần trung tâm thành phố. Để đáp ứng được nhu cầu nhà ở nhiều chủ đồng tư đã mở rộng dự án ra đến các khu vực lân cận thành phố, xây dựng các khu đô thị mới, góp phần phát triển tăng trưởng quá trình đô thị hóa tạo thêm nguồn cung và sự lựa chọn cho người dân.
Nguồn cung, lượng giao dịch tụt giảm, đối tượng khách hàng hạn chế khi nguồn cung căn hộ giá rẻ không còn, thanh khoản kém, giá bán tăng cao đã mở ra cơ hội mới cho BĐS vùng ven phát triển. Sở hữu ưu điểm nổi bật thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quỹ đất rộng, là khu vực công nghiệp trọng điểm, giá thành rẻ, hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư, dễ dàng di chuyển vào trung tâm thành phố. Khu vực vùng ven TP.HCM mở ra nguồn cung lớn đáp ứng được nhu cầu nhà ở của đa số người dân hiện tại.
Giá BĐS liền thổ ở khu vực vùng ven có mức giá hợp lý, thấp hơn TP.HCM khoảng từ 88 – 100 triệu đồng/m2, thấp hơn tận 67%. Hơn nữa tỷ lệ hấp thụ cao hơn 72% và 49% so với TP.HCM.
Việc dịch chuyển, mở rộng phát triển đô thị mới ở vùng ven khi các thành phố lớn không còn nguồn cung, giá cả tăng cao là điều dễ hiểu, hơn nữa còn là cơ hội để BĐS cũng như khu vực này phát triển. Ngoài ra, sau những diễn biến phức tạp từ đại dịch người dân có xu hướng tìm về với thiên nhiên thay vì tập trung sinh sống tại các thành phố lớn như trước kia.
Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông kết nối các tỉnh thành lân cận với thành phố lớn được đẩy mạnh đầu tư. Ngoài ra, để thu hút thêm các nhà đầu tư mới Chính phủ nên có những kế hoạch quy hoạch, khai hoang bài bản để mở rộng thêm quỹ đất, thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ phù hợp với nhu cầu của đa số người dân.