Với việc áp dụng ISO 9001:2015, doanh nghiệp có thể tích hợp dễ dàng hơn các hệ thống quản lý khác theo tiêu chuẩn ISO, quản lý được rủi ro và có cơ hội chủ động để kịp thời ứng phó với thay đổi từ bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp cũng như nhu cầu và mong đợi luôn thay đổi của khách hàng, đối tác.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ít quy tắc hơn so với phiên bản ban hành năm 2008 và có thể sử dụng như một công cụ cải tiến trong kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp khi áp dụng có thể làm cho tiêu chuẩn phù hợp với yêu của mình để đạt được mục đích kinh doanh với những cải tiến vững bền.
ISO 9001:2015 giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng, có thể tích hợp dễ dàng với các hệ thống quản lý khác.
ISO 9001:2015 đặt sự quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên vào trọng tâm của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa rằng, ISO 9001:2015 sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp sắp xếp lại định hướng chiến lược đối với hệ thống quản lý chất lượng.
Bởi, bản chất mục đích của ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn hóa cách thức quản lý, thực hiện các công việc và liên tục cải tiến nhằm đạt được yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp. Trong đó, ISO 9001:2015 có thể giúp cải tiến toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra cơ sở hợp lý cho sự khởi đầu của phát triển bền vững. Việc duy trì áp dụng ISO 9001:2015 với nguyên tắc cải tiến liên tục sẽ giúp doanh nghiệp không những đảm bảo ổn định chất lượng mà còn tạo cơ sở để nâng cao chất lượng cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
ISO 9001:2015 mang đến cho doanh nghiệp khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định thích hợp; Tạo điều kiện thuận lợi nâng cao sự hài lòng của khách hàng; Giải quyết rủi ro và cơ hội kết hợp với bối cảnh và mục tiêu của doanh nghiệp; Khả năng để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
ISO 9001:2015 có thể giúp cải tiến toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra cơ sở hợp lý cho sự khởi đầu của phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, một loạt lợi ích liên quan khác trong hoạt động của doanh nghiệp cũng được nhận diện bao gồm: Nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp thông qua việc tạo ra sản phẩm ổn định và chất lượng đáp ứng mong đợi của khách hàng; Hạn chế sai sót công việc, tiêu chuẩn hóa cách quản lý thực hiện, xử lý hợp lý – kịp thời, cải tiến chất lượng công việc; Hạn chế phụ thuộc cá nhân, phân công công việc và định biên công việc một cách hợp lý.
Thúc đẩy và khuyến khích mọi người tham gia vào quá trình nội bộ một cách hiệu lực hơn; Đánh giá hợp lý các nguồn lực trong quá trình thực hiện công việc, làm việc có kế hoạch và mục tiêu; Giúp lãnh đạo doanh nghiệp quản lý mọi hoạt động một cách khoa học và hiệu quả;
Vượt qua rào cản kĩ thuật khi tham gia đấu thầu, các quy định của pháp luật và vượt qua rào cản kĩ thuật khi tham gia sân chơi chung của nền kinh tế; Cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả công việc do sử dụng và tận dụng tối đa mọi nguồn lực của doanh nghiệp thông qua cải tiến hoạt động trong điều hành; Là cơ sở để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ý thức nhân viên tính tự giác – tính chuyên nghiệp cao.
Việc đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu và hướng tới nhu cầu và mong đợi tương lai đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp trong một môi trường ngày càng năng động và phức tạp hiện nay. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có thể cần vận dụng các hình thức cải tiến, bên cạnh việc khắc phục và cải tiến liên tục, chẳng hạn như thay đổi mang tính đột phá, đổi mới và tái cơ cấu.