Đẩy mạnh chất lượng dịch vụ công trực tuyến bằng ứng dụng công nghệ
(CL&CS)- Ứng dụng công nghệ trong dịch vụ công trực tuyến toàn trình nhằm đảm bảo chất lượng, thuận tiện, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.
Dự thảo đặt ra mục tiêu chung là cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đảm bảo chất lượng, thuận tiện, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp; người dân, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo hướng các cơ quan nhà nước chủ động phục vụ.

Đẩy mạnh chất lượng dịch vụ công trực tuyến bằng ứng dụng công nghệ
Phát triển các dịch vụ số mới, được cá nhân hóa dựa trên dữ liệu, đảm bảo các dịch vụ công được tối ưu theo nhu cầu cụ thể của từng cá nhân và doanh nghiệp. Khai thác dữ liệu để cải thiện chất lượng phục vụ, hỗ trợ dự báo và đề xuất dịch vụ phù hợp cho từng người dùng. Đồng thời triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình, tổng thể, toàn diện trên nền tảng dùng chung, phục vụ thực hiện cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào địa giới hành chính…
Đối với mục tiêu cụ thể, dự thảo đặt ra mục tiêu năm 2025, 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được đánh giá trải nghiệm người dùng, trong đó tối thiểu 50% dịch vụ đạt các tiêu chí dễ tiếp cận; dễ sử dụng; tốc độ xử lý cao; bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin; chi phí và thời gian xử lý thủ tục hành chính trên môi trường mạng được cắt giảm so với thực hiện trực tiếp và hướng tới 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng khi sử dụng dịch vụ.
Năm 2026, 100% dịch vụ công trực tuyến được đánh giá trải nghiệm người dùng và đạt các tiêu chí dễ tiếp cận; dễ sử dụng; tốc độ xử lý cao; bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin; chi phí và thời gian xử lý thủ tục hành chính trên môi trường mạng được cắt giảm so với thực hiện trực tiếp và hướng tới 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng khi sử dụng dịch vụ.
Dự thảo cũng đưa ra giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao chất lượng sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương xây dựng hồ sơ số công dân, cho phép tự động gợi ý dịch vụ công phù hợp với từng người dân, doanh nghiệp; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu sử dụng dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp, từ đó cải tiến và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 17/12/2024 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Theo đề án, mục tiêu đến năm 2030 đạt 100% cơ quan nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên tục cải tiến chất lượng để phục vụ người dân tốt nhất. 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
100% học sinh trung học phổ thông, sinh viên trên toàn quốc được phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến thông qua các hoạt động học tập, bồi dưỡng, tập huấn.
Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về xếp hạng Chỉ số Dịch vụ công trực tuyến (OSI) của Liên Hợp Quốc.
Thế Anh
Bình luận
Nổi bật
Hôm nay khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 19/06/2025, 09:54
Sáng 19/6, Hội báo toàn quốc năm 2025 sẽ khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bộ ba nền tảng 5S, Kaizen, TWI giúp nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp ngành sản xuất giấy
sự kiện🞄Thứ tư, 18/06/2025, 10:31
(CL&CS) - Trong bối cảnh ngành sản xuất giấy tại Việt Nam hiện nay đang đối mặt với áp lực kép từ hội nhập quốc tế và yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng, giá thành, tốc độ giao hàng, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc tư duy quản lý và vận hành. Không ít doanh nghiệp đã chọn lối đi ngắn nhất nhưng hiệu quả bền vững đó là ứng dụng đồng bộ bộ ba công cụ nền tảng gồm 5S, Kaizen, TWI.
ISO 45001, ISO 9001 và TPM: Bộ ba giúp doanh nghiệp Việt nâng tầm chất lượng
sự kiện🞄Thứ tư, 18/06/2025, 10:31
(CL&CS) - Sự kết hợp của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và phương pháp bảo trì năng suất toàn diện TPM, không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động mà còn tối ưu hóa vận hành, giảm thiểu lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.