Thúc đẩy áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng hàn theo ISO 3834 cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo

(CL&CS) - Tại các doanh nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam, toàn bộ hoặc một phần sản phẩm được sản xuất, chế tạo có liên quan đến quá trình hàn. Các sản phẩm hàn được giám sát ít nhất theo tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với các hợp đồng đủ lớn hoặc sản phẩm đòi hỏi chất lượng, an toàn, phía chủ đầu tư luôn yêu cầu cần có́ quá trình quản lý, kiểm soát đầy đủ hơn. Khi đó việ̣c áp dụng Tiêu chuẩn quốc tế ISO 3834 - Yêu cầu chất lượng đối với hàn nóng chảy kim loại là không thể thiếu. Ở các nước phát triển, việ̣c áp dụng ISO 3834 cho quản lý các sản phẩm hàn tại các doanh nghiệ̣p cơ khí chế tạo là điều kiệ̣n cốt lõi để đáp ứng các yêu cầu đơn hàng và yêu cầu pháp luật. Bởi vậy, việ̣c hỗ trợ cho các doanh nghiệ̣p cơ khí chế tạo tại Việ̣t Nam triển khai áp dụng ISO 3834 là yêu cầu khách quan, cần thiết.

1
 

ISO 3834 gồm nhiều phần, được xây dựng bởi các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hàn, thường được sử dụng như những yêu cầu đối với sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn nhằm kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. ISO 3834 đưa ra các yêu cầu để áp dụng chung và không có quy định riêng cho bất kỳ sản phẩm riêng biệt cụ thể nào. Các quá trình hàn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và an toàn cho người và sản phẩm, công trình. Vì vậy cần phải đảm bảo các quá trình này được thực hiện một cách có hiệu quả và tất cả các công đoạn được kiểm soát một cách thích đáng. Đó là lí do vì sao những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với ISO 3834 có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường. Tiêu chuẩn này quy định ba mức độ khác nhau về yêu cầu chất lượng được cụ thể hóa trong ISO 3834-2 Yêu cầu chất lượng toàn diện, ISO 3834-3 Yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn, ISO 3834-4 Yêu cầu chất lượng cơ bản. Hướng dẫn lựa chọn mức độ yêu cầu chất lượng và các yêu cầu chung về quản lý chất lượng được đưa ra trong ISO 3834-1. ISO 3834-5 quy định cụ thể các tài liệu và các tiêu chuẩn cần thiết để thỏa mãn các yêu cầu quy định trong ISO 3834-2, 3, hoặc 4 theo nguyên tắc cơ bản sau:

-   Sản phẩm chịu tải động ở mức cao (Ví dụ: Nồi hơi; bình chịu áp lực; bình khí nén; cần trục, cần cẩu, thiết bị nâng hạ; ống chịu áp có chứa hơi nước, khí đốt, khí gây chết người và các chất lỏng ăn mòn cao và độc hại; cấu trúc/thiết bị chịu tải trọng mỏi, như xe bốc xếp hàng, máy mài; hệ thống bảo vệ trục lăn, chống rơi;...): Áp dụng ISO 3834-2;

-   Sản phẩm chịu tải động ở mức trung bình (Ví dụ: Ống chịu áp lực ít nguy hiểm hơn; kết cấu thép, các cấu trúc, tay vịn, cầu thang, bậc thang; chân đế; thiết bị di động): Áp dụng ISO 3834-3;

 -   Sản phẩm chịu tải tĩnh (Ví dụ: Kệ văn phòng và lưu trữ;…): Áp dụng ISO 3834-4.

Nhiệm vụ “Thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm hàn ISO 3834 cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo năm 2018” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, do Trung tâm Chuyển giao công nghệ Việt - Đức thực hiện nhằm mục đích phổ biến, hướng dẫn áp dụng ISO 3834 cho khoảng 300 doanh nghiệp cơ khí; đào tạo 20 chuyên gia tư vấn triển khai áp dụng ISO 3834 và tư vấn hướng dẫn xây dựng 10 mô hình điểm áp dụng ISO 3834 theo 3 cấp độ nêu trên.

Căn cứ vào kinh nghiệm thực hiện và triển khai dự án từ các năm trước, để đáp ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ, đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát thực tế các doanh nghiệp và đưa ra bộ tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo có sử dụng hàn trong quá trình chế tạo sản phẩm; doanh nghiệp có ít nhất một nhân sự hàn được đào tạo bài bản về điều phối viên hàn hoặc cam kết sẽ đào tạo điều phối viên hàn phù hợp ISO 14731 Điều phối viên hàn - Quyền hạn và Trách nhiệm mà ISO 3834 yêu cầu phải có; lãnh đạo doanh nghiệp có mong muốn, cam kết xây dựng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng hàn; doanh nghiệp chưa từng được tư vấn xây dựng và áp dụng ISO 3834. Ngoài ra còn căn cứ vào một số yếu tố khác để ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp được tư vấn, như: doanh nghiệp sản xuất những thiết bị kết cấu có nguy cơ gây mất an toàn cao; nhân lực có thể đáp ứng đầy đủ hoặc có khả năng đào tạo nhân lực (điều phối hàn, nhân sự về thử không phá hủy NDT; thợ hàn; quản đốc hàn). Bởi nếu doanh nghiệp không đáp ứng được về mặt nhân sự hàn, không có khả năng đào tạo nhân sự thì việc xây dựng, triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng hàn theo ISO 3834 là kém hiệu quả, lãng phí thời gian và của cải.

Thông qua hội thảo, tập huấn phổ biến, hướng dẫn áp dụng ISO 3834 cho khoảng 300 doanh nghiệp cơ khí trên cả nước, thu thập các phiếu đăng ký, phiếu thu thập thông tin của các doanh nghiệp, căn cứ các tiêu chí lựa chọn, đơn vị tư vấn đã phân loại và chọn được 10 doanh nghiệp phù hợp theo 03 cấp độ để tư vấn. Tổ chức tư vấn đã tìm hiểu hoạt động của các doanh nghiệp, đánh giá thực trạng hệ thống quản lý tại các phòng, ban; lập kế hoạch tư vấn; đào tạo nhận thức về Hệ thống quản lý chất lượng hàn, đào tạo soạn thảo văn bản Hệ thống quản lý chất lượng hàn và đào tạo đánh giá nội bộ; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng hệ thống văn bản; hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng hàn; hướng dẫn đánh giá nội bộ; hướng dẫn khắc phục những điểm không phù hợp.

Cấu trúc của hệ thống văn bản quản lý chất lượng theo ISO 3834 được mô tả như một tháp có 4 tầng sau: Sổ tay chất lượng trong đó có chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng; các quy trình/thủ tục; các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn công việc; và các biểu mẫu ghi lại kết quả công việc hàng ngày.

Hệ thống quản lý chất lượng hàn tập trung vào việc kiểm soát các quy trình theo yêu cầu của ISO 3834 sau đây: quy trình kiểm soát hồ sơ; quy trình kiểm soát tài liệu; quy trình đánh giá nội bộ; quy trình thực hiện hành động khắc phục; quy trình thực hiện hành động phòng ngừa; quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp; quy trình xem xét của lãnh đạo; quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên; quy trình đánh giá và phê duyệt nhân viên kiểm tra không phá hủy; quy trình đánh giá và phê duyệt thợ hàn; quy trình hoạch định việc tạo sản phẩm; quy trình xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm; quy trình kiểm soát thiết kế; quy trình mua hàng; quy trình kiểm soát quá trình sản xuất (quá trình tạo sản phẩm); quy trình kiểm soát quá trình hàn; quy trình kiểm tra vật tư đầu vào; quy trình kiểm soát quá trình gia nhiệt; quy trình thiết lập, đánh giá và phê duyệt quy trình hàn; quy trình nhận biết và xác định nguồn gốc; quy trình kiểm soát tài sản của khách hàng; quy trình bảo toàn sản phẩm; quy trình quản lý thiết bị sản xuất; quy trình kiểm soát phương tiện theo dõi, đo lường và thử nghiệm; quy trình theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng; quy trình kiểm tra, giám sát và thử nghiệm sản phẩm; quy trình thiết lập, đánh giá và phê duyệt quy trình kiểm tra không phá hủy; quy trình áp dụng kỹ thuật thống kê và phân tích dữ liệu. Các hướng dẫn công việc mô tả chi tiết công việc cụ thể được thực hiện như thế nào tại một khâu nhất định mà phạm vi áp dụng của hướng dẫn công việc được xác định bởi phạm vi thủ tục liên quan.

Có thể thấy rằng, 10 doanh nghiệp được tư vấn, về cơ bản đã có những nhận thức đúng đắn về sự cấp thiết cần phải xây dựng một Hệ thống quản lý chất lượng hàn theo ISO 3834. Mặc dù, khi tham gia dự án, doanh nghiêp phải đầu tư công sức, tiền của và thời gian, phải mua sắm bổ sung trang thiết bị để đáp ứng được các yêu cầu của ISO 3834, phải đầu tư cho việc đào tạo, sắp xếp lại nhân sự hàn cho phù hợp với các yêu cầu của ISO 3834. Mặt khác nhiều thói quen, lề lối làm việc cũ cũng phải thay đổi theo, có nghĩa là mọi công việc liên quan đến sản xuất kinh doanh đều phải tuân theo các quy trình chuẩn. Do thời gian triển khai dự án ngắn, hầu hết các doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng nên rất khó để đưa ra các đánh giá tổng thể, định lượng được hết về hiệu quả kinh tế do dự án mang lại. Tuy nhiên, đại đa số các doanh nghiệp đều ghi nhận được những thay đổi về năng suất, chất lượng sản phẩm theo hướng tích cực, tỷ lệ sản phẩm phải sửa chữa lại giảm đáng kể, tiết kiệm được nguyên vật liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, cụ thể:

-   Năng suất lao động tăng: Hầu hết các doanh nghiệp tham gia dự án đều nhận thấy được năng suất lao động tăng, ngày công hàn cho một tấn sản phẩm giảm, do công nhân đã được đào tạo nâng cao tay nghề, các công việc liên quan đến hàn đã được chuẩn hóa, số lượng sản phẩm khuyết tật giảm làm giảm công việc sửa chữa. Ví dụ: Tại Công ty CP Lilama 69-2, trung bình trước khi áp dụng mô hình là 21 công hàn cho một tấn sản phẩm thiết bị  dầm trục đã giảm xuống còn 15 công sau khi áp dụng mô hình; đối với các chi tiết khác như chân, giá và các mặt bích lắp ghép thì công hàn ban đầu là 15 công, đã giảm xuống còn 11 công. Tương tự, tại Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Lê Đức Hạnh, số công hàn cho một tấn sản phẩm đã giảm từ 12 công xuống còn 11 công lao động. Công ty CP MENTO, khi hàn kết cấu thép đã giảm định mức nhân công hàn trên một sản phẩm từ 5 công xuống còn 4,5 công. Tại Công ty CP The Vissai Ninh Bình số công hàn trên một tấn sản phẩm giảm từ 15 công xuống còn 12 công,…

-   Tỷ lệ sản phẩm phải sửa chữa lại giảm: Thực hiện các yêu cầu của ISO 3834 giúp doanh nghiệp giảm tối đa sản phẩm khuyết tật. Ví dụ theo số liệu thống kê tại Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Lê Đức Hạnh, số sản phẩm sai hỏng trên 100 sản phẩm giảm từ 7 sản phẩm xuống còn 5 sản phẩm, …

 -     Tiết kiệm được nguyên vật liệu: Trong sản xuất các sản phẩm liên quan đến hàn, giá trị của vật tư thường chiếm từ 70-80% giá trị của sản phẩm. Khi áp dụng ISO 3834, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, các thông số máy được điều chỉnh hợp lý, trình độ tay nghề thợ hàn được nâng cao, thực hiện theo đúng quy trình hàn, vì vậy chất lượng hàn được cải thiện, ít phải sửa chữa, giảm lượng bắn tóe, giảm thời gian làm sạch sau khi hàn…, nhờ đó mà giảm thiểu được lãng phí vật tư như dây hàn, khí hàn, đá mài… không cần thiết. Ví dụ: Tại Công ty CP MENTO, khi hàn kết cấu thép đã giảm định mức que hàn trên một sản phẩm kết cấu thép từ 0,8 que xuống còn 0,6 que. Tại Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Lê Đức Hạnh lượng que hàn tiêu thụ cho một tấn sản phẩm đã giảm từ 12,5 que xuống còn 11,5 que. Đặc biệt tại Công ty CP Lilama 69-2 lượng que hàn, đá mài giảm đi rõ rệt: Trung bình trước khi áp dụng mô hình là 29 kg dây hàn cho 1 tấn sản phẩm thiết bị dầm trục giảm xuống còn 22 kg sau khi áp dụng mô hình, đá mài giảm được 7 viên cho một tấn sản phẩm; đối với các chi tiết khác như chân, giá và các mặt bích lắp ghép thì lượng dây hàn và đá mài ban đầu là 23 kg dây hàn và 17 viên đá mài, đã giảm xuống tương ứng là 18 kg dây hàn và 12 viên đá mài. Tại Công ty CP The Vissai Ninh Bình lượng que hàn sử dụng trên một tấn sản phẩm giảm từ 17 que xuống còn 13 que, lượng đá mài giảm từ 8 viên xuống còn 4 viên;…

Qua kinh nghiệm triển khai áp dụng ISO 3834 thời gian qua và qua việc triển khai nhân rộng áp dụng ISO 3834 cho 10 doanh nghiệp cơ khí chế tạo tại miền Bắc và miền Nam, có thể thấy những thuận lợi chính trong quá trình triển khai là lãnh đạo các doanh nghiệp đã thể hiện cam kết trong việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng hàn thông qua việc cung cấp nguồn lực phù hợp và sự nỗ lực của toàn thể người lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã gặp phải một số khó khăn, như hạn chế về nguồn lực để đầu tư trang thiết bị đáp ứng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn; cán bộ nhân viên chưa nhận thức đầy đủ về các quy định, yêu cầu, cũng như hạn chế về năng lực; không sẵn có các số liệu thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh; chưa quen với việc theo dõi, tập hợp dữ liệu; tâm lý ngại thay đổi thói quen làm việc cũ; và chưa có cơ chế, chính sách đủ để tạo động lực khuyến khích, động viên người lao động chủ động tuân thủ và tích cực áp dụng, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng hàn.

ISO 3834 đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7506. Để nâng cao hiệu quả áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng hàn theo ISO 3834 trong doanh nghiệp, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý, trong đó tiếp tục tuyên truyền phổ biến, đạo tạo kiến thức, xây dựng đội ngũ cán bộ tư vấn và đặc biệt tiếp tục tư vấn giúp các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý này. Các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên; tự đào tạo, trao đổi học tập kinh nghiệm; đầu tư nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng hàn.

Nhân rộng áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng hàn theo ISO 3834 sẽ giúp các doanh nghiệp cơ khí chế tạo nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra việc áp dụng ISO 3834 có thể cung cấp hành lang dẫn đến sự thừa nhận toàn cầu về năng lực của doanh nghiệp cơ khí chế tạo có sử dụng hàn trong quá trình chế tạo sản phẩm./.

THS. ĐỖ HẢI TĨNH - Trung tâm HwC

Bình luận

Nổi bật

Nóng: Bộ Công an mở rộng điều tra vụ Thuận An, đề nghị cung cấp hồ sơ các gói thầu

Nóng: Bộ Công an mở rộng điều tra vụ Thuận An, đề nghị cung cấp hồ sơ các gói thầu

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 21:58

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu các địa phương rà soát, kiểm tra các dự án, gói thầu có liên quan tới Tập đoàn Thuận An.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 00:21

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 3 người đã chết, đều là các "sếp" tại SCB và VTP, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Chỉ còn 1 ngày để Trương Mỹ Lan gửi đơn xin ân giảm

Vụ Vạn Thịnh Phát: Chỉ còn 1 ngày để Trương Mỹ Lan gửi đơn xin ân giảm

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 08:03

Hiện chưa có thông tin về việc bà Trương Mỹ Lan đã gửi đơn xin ân giảm hay chưa.