Áp dụng tiêu chuẩn để tăng năng suất chất lượng sản phẩm

(CL&CS) - Để hỗ trợ doanh nghiệp và HTX trong việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, góp phần tăng khả năng phát triển và cạnh tranh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã tổ chức tập huấn cho đại diện gần 60 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có hơn 227 ngàn ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainfost Alliance, FLO. Ở lĩnh vực chăn nuôi, 3 cơ sở được chứng nhận chăn nuôi heo VietGAHP, 1 cơ sở được chứng nhận chăn nuôi bò GlobalGAP và 1 cơ sở được chứng nhận nuôi ong VietGAHP. Tỉnh cũng hỗ trợ 30 doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp, HTX vẫn còn lúng túng trong xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để đáp ứng các quy định của quốc tế.

Theo HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Nhiên (xã An Trung, huyện Kông Chro) cho biết: “Sản phẩm chính của HTX là nước trái cây lên men từ chuối. Đây là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng hiện vẫn đang khá khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ. Đây cũng là vấn đề lớn đối với HTX bởi muốn có được thị trường tiêu thụ rộng lớn thì sản phẩm phải có các chứng nhận, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn”.

Áp dụng tiêu chuẩn để tăng năng suất chất lượng sản phẩm.

Để hỗ trợ doanh nghiệp và HTX trong việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, góp phần tăng khả năng phát triển và cạnh tranh,  thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã tổ chức tập huấn cho đại diện gần 60 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết, lớp tập huấn nhằm giúp các doanh nghiệp, HTX tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý, công cụ để cải tiến năng suất, chất lượng, ứng dụng những giải pháp công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi các doanh nghiệp, HTX muốn có đầu ra rộng mở thì phải đầu tư xây dựng thương hiệu mạnh, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, mã vùng trồng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng như các giải pháp thông minh trong quản trị, từ đó có thể giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận”.

Các doanh nghiệp, HTX cần áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cơ bản; áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh... để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tại buổi tập huấn, các chuyên gia đã phổ biến một số nội dung như: cách tổ chức và kiểm soát quá trình đánh giá nội bộ theo các yêu cầu của ISO 22000:2018; hiểu về nguyên tắc của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS), cách tiếp cận hệ thống FSMS; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015; nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO 45001:2018...

TIN LIÊN QUAN