Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 23/02/2014, 05:50 AM

Âm dương cách biệt vẫn giúp được nhau

– Giác mạc bị hỏng, bà Lừng sốc vì đứng trước nguy cơ mù lòa. Nhưng may mắn đã đến với bà khi bà nhận được giác mạc được hiến từ người đã mất. Nhờ đó, đôi mắt của bà lại có thể nhìn thấy được ánh sáng. Bà coi đó như sự “hồi sinh” trong cuộc đời mình.

Hồi sinh đôi mắt


Ghép giác mạc đã mang lại ánh
sáng cho hàng ngàn người nhưng cản trở lớn nhất hiện nay là không có nguồn giác
mạc để ghép, vì thế, vẫn có rất nhiều người đang phải sống trong cảnh mù lòa
(Ảnh: SKĐS)

Sau khi về hưu và sinh sống ở TP Hải Phòng, bà Vũ Thị Lừng bị viêm giác mạc, mắt mờ dần, sức khỏe sa sút.

Khi đến bệnh viện, bà không còn nhìn rõ mặt người và được bác sỹ BV Mắt Trung ương kết luận bị hỏng giác mạc, không còn khả năng nhìn thấy ánh sáng.

“Tôi rất sốc”, bà Lừng kể lại. Lúc đó, phương án được đưa ra là mổ cấy ghép giác mạc để mang lại ánh sáng cho bà.

“Ca mổ thành công, đứng trên ban công bệnh viện tôi nhìn thấy ánh sáng từ bóng đèn dưới đường phố, tôi muốn hét lên vì sung sướng. Tôi cảm ơn các bác sỹ và đặc biệt là người đã hiến giác mạc để đem lại ánh sáng cho mình”, bà nói.

Trong phần phát biểu ngắn của mình tại Lễ tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến giác mạc sáng 22/2 tại Ninh Bình, bà Lừng đã ngừng lại vài lần và khóc vì quá xúc động…

Còn mẹ của bà Nguyễn Thị Thành (xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã hiến giác mạc khi qua đời cách đây vài năm vì bệnh hiểm nghèo.

Lúc đó, cả gia đình bà Thành đã thống nhất xin để lại “món quà ánh sáng” là đôi mắt để cứu những người bị hỏng giác mạc. Mẹ của bà Thành trước khi mất đã đồng ý với ý kiến này và còn nói: “Mẹ xin hiến lại cho đời/Đôi mắt nguồn sáng cứu người tối tăm”.

Mỗi một người qua đời hiến tặng giác mạc có thể mang lại ánh sáng cho 2 người khác. Điều đặc biệt là tại xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, số người hiến giác mạc sau khi qua đời ngày một tăng lên.

Kể từ năm 2007 đến hết năm 2013 đã có 67 trường hợp hiến tặng giác mạc, trong đó người trẻ nhất mới 16 tuổi và cao nhất là trên 100 tuổi.

“Âm dương cách biệt vẫn giúp được nhau”


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị
Doan trao kỷ niệm chương tại Lễ tôn vinh cho những gia đình hiến giác mạc tiêu
biểu. Trong những năm qua, tại huyện Kim Sơn, đã có gia đình có tới 2 người
cùng hiến giác mạc (Ảnh: Cẩm Quyên)

Ông Đỗ Như Hơn, Giám đốc BV Mắt Trung ương cho biết tính đến thời điểm này, cả nước có 204 người ở 13 tỉnh thành có người hiến giác mạc sau khi qua đời thì tính riêng tại Ninh Bình đã có 150 trường hợp mà nòng cốt là huyện Kim Sơn với 144 trường hợp.

Sở dĩ người dân nơi đây nhận thức và tình nguyện hiến giác mạc sau khi mất như một phong trào là bởi họ được giác ngộ mạnh mẽ từ những Linh mục tại địa phương.

Linh mục Phêrô Nguyễn Hồng Phúc (chính xứ Cách Tâm) cho biết qua nghe ý kiến chuyên môn phân tích về ghép mô, tạng, có thể thấy việc hiến giác mạc là việc dễ nhất trong việc hiến tặng các phần cơ thể.

Tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn như nhận thức của người dân, quan niệm tâm linh “dương sao âm vậy”, gia đình không thống nhất, …

Với những giải pháp tuyên truyền, rằng “hiến giác mạc là nghĩa cử bác ái cuối cùng mà người Kitô hữu có thể làm được trong cuộc sống trần gian này, nghĩa cử đó đem lại hạnh phúc cho người mù và cũng đem lại cho chính người hiến phần phúc đời sau, ánh sáng từ đôi mắt người đã mất vẫn soi chiếu trên dương gian” nên số lượng người dân được giác ngộ về việc hiến giác mạc ngày một cao lên.

Theo Linh mục Phêrô Nguyễn Hồng Phúc thì hiến giác mạc có thể nói là một “món nợ tình thương tự nguyện”, để dù âm dương cách biệt, con người vẫn có thể giúp đỡ nhau.

Xung quanh việc hiến giác mạc đã có nhiều câu chuyện cảm động. Có người hiến giác mạc là người Mỹ, khi biết mắt của con mình được ghép cho người Việt Nam, họ đã gửi thư và ảnh của con gái mình cho người được ghép. Người được ghép cũng gửi thư, ảnh cho gia đình người Mỹ và xin nhận làm con nuôi vì như được sinh ra lần thứ 2.

Nhưng điều bất ngờ là gia đình người Mỹ đã cảm ơn người đang mang giác mạc của con mình, bởi theo họi, nhờ có việc hiến tặng và cấy ghép giác mạc mà họ như được thấy con mình vẫn còn sống!

Cẩm Quyên

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.