Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 31/05/2024, 11:29 AM

4 món ăn không ăn hết dù tiếc đến đâu cũng hãy đổ bỏ chứ đừng hâm lại

Nhiều thói quen sinh hoạt tưởng chừng như bình thường lại thực sự có thể trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhiều gia đình có thói quen bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh rồi đem hâm lại nếu bữa trước ăn không hết. Thế nhưng không phải món ăn nào cũng có thể làm vậy. 

Dưới đây là 4 món ăn tuyệt đối không nên hâm lại vì có thể sinh ra độc tố, gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình:  

Các loại rau xanh

Loại thực phẩm đầu tiên không nên hâm nóng lại rau xanh đã nấu. Trong quá trình nấu, các thành phần dinh dưỡng của rau xanh đã bị mất đi một phần, nếu hâm nóng lại sẽ dẫn đến sự phá hủy thêm các dưỡng chất, đồng thời ảnh hưởng đến hương vị. Nếu rau không ăn hết, không nên để lại cho bữa sau vì có thể gây ra các rủi ro sức khỏe. 

Loại thực phẩm đầu tiên không nên hâm nóng lại rau xanh đã nấu (Ảnh: The Statesman)

Loại thực phẩm đầu tiên không nên hâm nóng lại rau xanh đã nấu (Ảnh: The Statesman)

Rau xanh đã nấu nếu không ăn hết và được bảo quản trong tủ lạnh sẽ dễ sinh sôi vi khuẩn và nitrat trong rau có thể chuyển hóa thành nitrit, là một chất có thể gây ung thư. 

Mặc dù tủ lạnh có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn. Nếu rau được để quá lâu, vi khuẩn có đủ thời gian để phát triển ngay cả trong môi trường nhiệt độ thấp, dẫn đến tăng hàm lượng nitrit.

Súp

Các món canh và súp được nhiều người ưa chuộng nhờ hương vị phong phú và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, canh và súp không nên được hâm nóng lại. Trước hết, trong quá trình nấu lâu, một số thành phần dinh dưỡng sẽ thay đổi, làm tăng hàm lượng chất béo và cholesterol. Điều này xảy ra vì nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến chất béo và cholesterol trong thực phẩm dễ dàng tan vào nước canh. Đồng thời, hàm lượng purine trong canh cũng tăng lên, điều này đặc biệt cần lưu ý đối với những người bị bệnh gout vì chế độ ăn nhiều purine có thể gây bùng phát bệnh gout.

Canh và súp không nên được hâm nóng lại (Ảnh: BBC)

Canh và súp không nên được hâm nóng lại (Ảnh: BBC)

Thứ hai, đối với canh không ăn hết, việc đổ đi có thể là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe. Bởi vì nếu để canh trong tủ lạnh rồi hâm nóng lại, không chỉ khó giữ được chất dinh dưỡng ban đầu mà còn có thể làm tăng hàm lượng nitrit. Nitrit trong cơ thể có thể chuyển hóa thành nitrosamine, một chất gây ung thư. Dù nitrit an toàn ở một mức độ nhất định, nhưng trong quá trình hâm nóng và bảo quản nhiều lần, hàm lượng này có thể tăng lên, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cuối cùng, việc hâm nóng lại canh còn có thể tạo ra các chất có hại khác như acrylamide. Các chất này được hình thành trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao khi đường trong thực phẩm phản ứng với một số axit amin, việc tiêu thụ lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, nên kiểm soát hợp lý lượng canh khi nấu theo số người ăn và cố gắng ăn hết trong một lần.

Hải sản

Hải sản luôn được ưa chuộng trên bàn ăn nhờ hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, việc bảo quản và hâm nóng lại hải sản cần phải đặc biệt lưu ý vì xử lý không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và sinh ra các chất có hại.

Trước hết, hải sản chứa nhiều protein và các vi chất dinh dưỡng, những thành phần này nếu được chế biến đúng cách có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu không ăn hết hải sản và muốn bảo quản bằng cách làm lạnh hoặc đông lạnh rồi hâm nóng lại trước khi dùng, cần chú ý các vấn đề sau:

Thứ nhất là vấn đề vi khuẩn phát triển. Hải sản là thực phẩm giàu protein, nếu bảo quản không đúng cách, đặc biệt khi để ở nhiệt độ phòng quá lâu, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh chóng, dẫn đến thực phẩm bị hỏng. Dù làm lạnh hoặc đông lạnh cũng không thể hoàn toàn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, chỉ làm chậm quá trình này. Do đó, tốt nhất nên ăn hải sản ngay sau khi chế biến, tránh để quá lâu.

Việc bảo quản và hâm nóng lại hải sản cần phải đặc biệt lưu ý vì xử lý không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và sinh ra các chất có hại (Ảnh: Pj Lobster House)

Việc bảo quản và hâm nóng lại hải sản cần phải đặc biệt lưu ý vì xử lý không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và sinh ra các chất có hại (Ảnh: Pj Lobster House)

Thứ hai là vấn đề sinh ra độc tố. Một số loại hải sản có thể sinh ra độc tố khi bị hỏng, chẳng hạn như độc tố của cá nóc, những độc tố này cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy, nếu hải sản có dấu hiệu hỏng, cần phải vứt bỏ ngay, tuyệt đối không được ăn.

Thứ ba là sự thay đổi thành phần dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng trong hải sản như protein và vitamin có thể bị thay đổi trong quá trình nấu nướng và hâm nóng lại, một số dưỡng chất có thể bị mất đi. Đồng thời, nếu hâm nóng ở nhiệt độ quá cao hoặc quá lâu, có thể sinh ra các chất có hại như acrylamide. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, tốt nhất nên ăn hải sản hết trong một lần.

Các món chiên

Thực phẩm chiên rán được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giòn rụm. Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng, đặc biệt là khi chiên đi chiên lại nhiều lần, thực phẩm chiên rán có thể tạo ra một số chất không có lợi cho sức khỏe con người.

Trước hết, khi thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao lần đầu tiên, một số thành phần dinh dưỡng như vitamin và một số chất chống oxy hóa sẽ bị phá hủy. Chiên ở nhiệt độ cao cũng khiến chất béo bị oxy hóa, tạo ra axit béo chuyển hóa và các gốc tự do, những chất này khi tiêu thụ lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Trong quá trình nấu nướng, đặc biệt là khi chiên đi chiên lại nhiều lần, thực phẩm chiên rán có thể tạo ra một số chất không có lợi cho sức khỏe con người (Ảnh: The New York Times)

Trong quá trình nấu nướng, đặc biệt là khi chiên đi chiên lại nhiều lần, thực phẩm chiên rán có thể tạo ra một số chất không có lợi cho sức khỏe con người (Ảnh: The New York Times)

Thứ hai, trong quá trình chiên rán nhiều lần, thực phẩm có thể sinh ra nhiều chất có hại hơn. Chẳng hạn, khi nhiệt độ dầu quá cao, các chất protein, carbohydrate và lipid trong thực phẩm có thể xảy ra phản ứng nhiệt phân, tạo ra các chất gây ung thư như acrylamide. Ngoài ra, khi dầu mỡ được sử dụng lại nhiều lần, mức độ oxy hóa tăng lên, tạo ra nhiều axit béo tự do và các peroxit, những chất này cũng có hại cho sức khỏe.

Cuối cùng, trong quá trình bảo quản, nếu thực phẩm chiên rán tiếp xúc với không khí, dầu mỡ sẽ hấp thụ oxy và độ ẩm từ môi trường, dẫn đến oxy hóa và biến chất, tạo ra các chất có hại như aldehyde và ketone. Vì vậy, thực phẩm chiên rán không nên được bảo quản quá lâu và càng không nên hâm nóng lại.

Nguồn: Sohu

Hoàng Giang

Bình luận

Nổi bật

Quốc gia có lãnh thổ nằm ở 2 bán cầu, tên được đặt theo đường xích đạo

Quốc gia có lãnh thổ nằm ở 2 bán cầu, tên được đặt theo đường xích đạo

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/06/2024, 22:44

Quốc gia này được ví như một trung tâm bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Loại lá có tên gọi độc lạ nhưng lại là thần dược chống tiểu đường, ngăn xơ vữa động mạch

Loại lá có tên gọi độc lạ nhưng lại là thần dược chống tiểu đường, ngăn xơ vữa động mạch

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/06/2024, 22:43

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng loại lá này có thể làm giảm lượng đường trong máu nhờ axit chlorogenic và isothiocyanates có trong nó.

Sáu dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, chỉ mắc 1 điều cũng cần gặp bác sĩ ngay

Sáu dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, chỉ mắc 1 điều cũng cần gặp bác sĩ ngay

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/06/2024, 22:42

Dưới đây là 6 dấu hiệu thường thấy của người mắc bệnh tim, bạn không nên xem nhẹ.