Văn hóa và Đời sống
Chủ nhật, 23/06/2024, 21:44 PM

Giữ gìn bản sắc truyền thống, đưa thổ cẩm Thái “xuất ngoại”

(CL&CS) - Mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan và vũ trụ quan của đồng bào dân tộc thái, thổ cẩm Thái cùng nét đẹp đặc trưng riêng từng bước khẳng định vị trí, vươn ra thế giới.

Tinh hoa dân tộc

Trải qua hàng trăm năm sinh sống lao động và sản xuất, người dân tộc Thái tại Nghệ An vẫn luôn tự hào, gìn giữ bản sắc văn hoá riêng, mang tên thổ cẩm Thái.

Trang phục của phụ nữ Thái luôn nổi bật với chiếc áo “xửa cỏm” ngắn, bó sát người, hai hàng cúc hình con bướm hoặc hình hoa, rùa, bằng bạc hoặc kim loại, tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, sự hài hoà âm dương. Điểm nhấn của bộ trong phục còn đến từ đường nét hoa văn sắc màu luôn hiện hữu trên những chiếc váy của chị em dân tộc Thái.

Hoa văn thổ cẩm Thái, dệt/thêu thổ cẩm Thái là các sản phẩm của lao động thủ động, mang giá trị tinh thần và đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan và vũ trụ quan của đồng bào Thái. 

Phụ nữ dân tộc Thái có thể mất tới 20 ngày để hoàn thành sản phẩm thổ cẩm Thái

Phụ nữ dân tộc Thái có thể mất tới 20 ngày để hoàn thành sản phẩm thổ cẩm Thái

Để có được những sản phẩm thổ cẩm này là cả một quá trình lao động thủ công, chiêm nghiệm, sáng tạo của con người. Những đôi bàn tay khéo léo, cần cù của người phụ nữ dân tộc Thái đã tạo ra những sản phẩm thổ cẩm tinh hoa, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đi tìm nguồn gốc của thổ cẩm Thái, chúng tôi có cơ hội được tiếp xúc và gặp gỡ các chị em người dân tộc Thái tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, không khó để nhận ra, hầu hết những chiếc váy của chị em dân tộc Thái đều được thêu tỉ mỉ với nhiều hình thù khác nhau.

Quan sát kỹ, một chiếc váy của người Thái thường được chia thành hai phần, phần cao hơn để nguồn với màu chàm đặc trưng, còn phần thấp hơn được thêu cẩn thận, công phu và trang trí bằng các hình ảnh hoặc đường nét cách điệu. Đó có thể là hình hoa lá, cây cỏ, con vật gần gũi với thiên niên, núi rừng: chim, bướm, hươu, nai,… Đặc biệt hơn, nhiều người còn mặc trên mình những chiếc váy có hình thêu con rồng, một linh vật mang ý nghĩa linh thiêng của đất trời chỉ vì “con rồng tượng trưng cho năm Giáp Thìn 2024, thấy đẹp nên thêu thôi”.

Đi sâu vào bản Chà Coong thuộc thị xã Thanh Sơn (Nghệ An), chúng tôi may mắn được gặp người được mệnh danh là “bà tổ” về trang phục người Thái ở vùng miền Tây Nghệ An, bà Vi Thị Dung (64 tuổi).

Bà cho biết, theo quan niệm của phương Đông, rồng là biểu tượng quyền uy, linh thiêng nhưng cũng rất gần gũi và gắn với đời sống tâm linh, tinh thần, hy vọng của con người, nhất là người lao động. “Trong các hình thêu, rồng là con vật khó thêu nhất, đòi hỏi phải là người thợ “rành nghề” mới làm được để làm toát lên được sự bay bổng, sang trọng và uy nghi, với đường kim mũi chỉ không được trồng lên nhau, các chi tiết phải sắc sảo, tinh tế. Đây cũng là lý do, chiếc váy có hình thêu rồng thường có giá cao gấp 2-3 lần so với thêu thông thường”, bà nói.

Ngoài ra, hình ảnh rồng uốn lượn, lên xuống trong từng bước đi của chị em Thái còn toát lên vẻ đẹp của sự tự tin, sức mạnh, quyền lực và giàu sang.

Nhìn lại quá trình bắt đầu nghề thêu, bà Dung được làm quen với đường kim mũi chỉ từ lúc 5-6 tuổi cùng bà và mẹ. Từ đó, đến năm 12-13 tuổi, bà trở thành “tay thêu” có tiếng trong làng.

Đánh giá về nét đẹp thổ cẩm của văn hoá dân tộc Thái, bà Dung cho biết, việc biết thêu váy không có gì đặc biệt với phụ nữ Thái, nhưng để thêu đẹp và hiểu hết ý nghĩa của từng hình thêu là không nhiều người. Để có được thành công như hôm nay, bà Dung cũng mất rất nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu.

“Thêu thùa là “chuẩn mực” để đánh giá người con gái Thái, từng đường thêu, hình thêu, phối màu thêu cho thẩm mỹ, tài năng của người thêu, không cô gái Thái nào không biết tự thêu cho mình những chiếc váy đẹp”, bà Dung chia sẻ.

Vươn tầm quốc tế

Cách đây hơn 10 năm, bà Dung cùng hàng nghìn người Thái đã chuyển về Thanh Chương khi thuỷ điện Bản Vẽ xây dựng. Dù ban đầu gặp nhiều khó khăn vì phải di dời môi trường sống hoàn toàn khác biệt so với cuộc sống trước đó, song, đây là nơi giúp tài nghệ dệt thêu thổ cẩm của bà Dung cùng nhiều các chị em dân tộc Thái có cơ hội được thể hiện.

Chị em dân tộc Thái gìn giữ và

Chị em dân tộc Thái gìn giữ và "xuất ngoại" sản phẩm thổ cẩm Thái.

Cùng lúc đó, nhận thấy cơ hội xuất khẩu sản phẩm thổ cẩm Thái sang các thị trường quốc tế, bà Dung ấp ủ, xây dựng cách để mang sản phẩm vươn xa hơn. “Khi về Thanh Chương, điều kiện sống, đất đai không còn nhiều để sản xuất như trước, tôi đã sang tận Lào và Thái Lan để buôn bán. Cũng từ đây, tôi nhận thấy nhu cầu và sở thích của họ khá tương đồng với dân tộc Thái và họ rất thích các hoạ tiết, sản phẩm thổ cẩm Thái này. Do vậy, sau khi trở về, tôi đã tìm cách mang những chiếc váy thêu đi xuất ngoại” Bà Dung kể.

Từ quy mô gia đình với 3 cô con gái giỏi thêu, làm ngày làm đêm nhưng thêu đến đâu là “hết hàng” đến đó. Lúc này, bà Dung tiếp tục suy nghĩ tới phương án mới, tạo ra công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho chị em đồng bào dân tộc Thái, bằng cách đặt thêm các sản phẩm dệt thêu thổ cẩm Thái. Từ 5-6 người rồi lên 50-60 người và đến nay là hàng trăm, hàng nghìn người phụ nữ Thái từ khắp vùng tỉnh Nghệ An: Thanh Chương, Tương Dương, Kỳ Sơn… cùng bà thêu những chiếc váy thổ cẩm Thái, phục vụ thị trường trong nước và quốc tế, giúp gìn giữ giá trị truyền thông, phát triển kinh tế cho chị em dân tộc đồng bào thiểu số.

Chị em dân tộc Thái phát triển kinh tế nhờ xuất khẩu sản phẩm ra quốc tế.

Chị em dân tộc Thái phát triển kinh tế nhờ xuất khẩu sản phẩm ra quốc tế.

Bà Dung cho biết, ở thị trường Lào và Thái Lan, mỗi tháng trung bình sẽ có khoảng 1000 chiếc váy được “xuất ngoại”. Thậm chí, thời điểm nào, công việc làm nông nhàn, chị em sẽ thêu được nhiều hòn, bà Dung còn có thể xuất khẩu tới hàng nghìn chiếc. Ngoài ra, ở thị trường nội địa, những chiếc váy thổ cẩm Thái của bà Dung cũng được phụ nữ Thái miền Tây Nghệ An ưa chuộng.

Minh Anh

Bình luận

Nổi bật

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16

(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.

Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh

Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:51

(CL&CS) - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành Giao thông vận tải Quảng Ninh đã xây dựng giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2030.

Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt

Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:44

(CL&CS) - Với nhiều chính sách kích cầu, tăng cường xúc tiến, hợp tác, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2024 có nhiều khởi sắc, doanh thu và số lượng du khách tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.