Chủ nhật, 23/06/2024, 23:03 PM

Vùng đầm nước mặn đa dạng sinh học sẽ trở thành trung tâm hành chính mới của tỉnh đông dân nhất Duyên hải miền Trung

Đầm nước mặn độc đáo giữa thành phố Quy Nhơn sẽ được quy hoạch như "trái tim" của địa phương, tương lai sẽ là trung tâm hành chính mới của vùng đất võ.

Theo quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2023, TP. Quy Nhơn của tỉnh Bình Định sẽ được mở rộng về phía Đông Bắc và lấy đầm Thị Nại làm trung tâm, xây dựng trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu kinh tế Nhơn Hội.

Theo đó, khu vực lập quy hoạch bao gồm TP. Quy Nhơn hiện hữu, khu vực huyện Tuy Phước, hai xã Canh Vinh, Canh Hiển thuộc huyện Vân Canh và thị trấn Cát Tiến, xã Cát Chánh, một phần xã Cát Hải thuộc huyện Phù Cát. Như vậy, toàn bộ đầm Thị Nại sẽ nằm ở trung tâm đô thị Quy Nhơn. 

Đầm Thị Nại. Ảnh: Internet

Đầm Thị Nại. Ảnh: Internet

Đầm Thị Nại là đầm nước mặn nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn thuộc các huyện Tuy Phước, Phù Cát, TP. Quy Nhơn. Đầm nước mặn là nơi hợp lưu của 2 sông lớn là sông Côn và sông Hà Thanh. Nơi đây là vùng đa dạng sinh học của tỉnh Bình định khi là nơi sinh sống của 141 loài thực vật và hàng trăm loài động vật. Đặc biệt, khu sinh thái Cồn Chim rộng 480ha với các cánh rừng ngập mặn giữa đầm Thị Nại cùng hệ sinh thái phong phú được ví như "lá phổi xanh" của TP. Quy Nhơn và vùng phụ cận.

Việc quy hoạch TP. Quy Nhơn mở rộng về phía Đông Bắc sẽ kết nối thành phố với huyện Tuy Phước, lấy đầm Thị Nại làm trung tâm phát triển. Khu vực quanh đầm Thị Nại là nơi hội tụ mọi yếu tốc về cảnh quan thiên nhiên, là nơi kết nối giữa đất liền và bán đảo, liên kết giữa cánh đồng bằng phẳng với vùng núi non, giữa mạch suối và biển để tạo thành bản sắc cảnh quan hiếm có.

Một góc TP. Quy Nhơn. Ảnh: Internet

Một góc TP. Quy Nhơn. Ảnh: Internet

Với quy hoạch chung TP. Quy Nhơn, khu vực thành phố cũng nhưng vùng phụ cận sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm với 2 trung tâm chính là TP. Quy Nhơn hiện nay và Khu kinh tế Nhơn Hội. Đặc biệt, khu vực đầm Thị Nại sẽ hướng tới phát triển du lịch có kiểm soát, xây dựng đô thị bền vững kết hợp bảo tồn cảnh quan tự nhiên và duy trì diện tích rừng ngập mặn tự nhiên có lợi ích cho hệ sinh thái của đầm. Khu vực quanh đầm cũng sẽ hình thành khu du lịch sinh thái với các công trình song không làm mất đi cảnh quan tự nhiên nơi đây. Tỉnh cũng sẽ xây dựng khu công viên sinh thái ngập mặn Cồn Chim kết hợp các điểm du lịch khác ven đầm nhằm hình thành chuỗi du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm xung quanh đầm Thị Nại.

Để gia tăng liên kết giao thông, quy hoạch chung TP. Quy Nhơn cũng xác định sẽ xây dựng cầu Thị Nại 2 bắc qua đầm Thị Nại (song song với cầu Thị Nại), cầu Thị Nại 3 nối Khu kinh tế Nhơn Hội với trung tâm xã Phước Sơn (H.Tuy Phước) ra Quốc lộ 1A, cầu Thị Nại 4 nối Khu kinh tế Nhơn Hội với xã Phước Hòa (H.Tuy Phước) và TX.An Nhơn, đồng thời sẽ xây dựng bãi đỗ, bến xe khách tại Khu kinh tế Nhơn Hội.

Bình Định là một tỉnh ven biển nằm ở phía Bắc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với tỉnh lỵ là TP. Quy Nhơn.

Bình Định cũng là tỉnh có dân số đông nhất Duyên hải Nam Trung Bộ với dân số khoảng 1,5 triệu người (năm 2022).

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Siêu đập thủy điện 36.000 tỷ được ví như ‘bản sao’ của đập Tam Điệp nằm ở nơi cường độ địa chấn cao, độ dốc lớn, đem khát vọng đổi đời cho 2,4 triệu dân

Siêu đập thủy điện 36.000 tỷ được ví như ‘bản sao’ của đập Tam Điệp nằm ở nơi cường độ địa chấn cao, độ dốc lớn, đem khát vọng đổi đời cho 2,4 triệu dân

sự kiện🞄Thứ bảy, 28/09/2024, 21:30

Công trình này đã giải quyết tình trạng lũ lụt tồi tệ và giúp cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người.

Đề xuất đặt tên hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các tuyến đường tại 'điểm đến hàng đầu thế giới' của Việt Nam

Đề xuất đặt tên hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các tuyến đường tại 'điểm đến hàng đầu thế giới' của Việt Nam

sự kiện🞄Thứ bảy, 28/09/2024, 21:27

Việc đề xuất đặt tên đường mang tên hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận và tri ân công lao to lớn của các mẹ đối với đất nước.

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ

Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ

sự kiện🞄Thứ bảy, 28/09/2024, 19:52

(CL&CS) - Để nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ tài chính, miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước... đối với các đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão, lũ; tiếp tục nghiên cứu để có chính sách miễn giảm phí, lệ phí cho các đối tượng bị thiệt hại.