Thứ ba, 30/11/2021, 07:45 AM

2022 là năm của bất động sản công nghiệp?

(CL&CS) - Các chuyên gia cho rằng, ngoài kho xưởng xây sẵn, nhu cầu đối với đất công nghiệp sẽ là nhu cầu chính của thị trường và có cơ hội bứt phá trong năm 2022.

Năm 2020, Việt Nam đã được các nước trên thế giới ca ngợi bởi những thành tựu trong việc ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với đại dịch COVID-19 đồng thời khả năng tránh sự suy giảm của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vào năm 2021, TP.HCM và khu vực miền Nam đã bị dịch bệnh tấn công và phải áp dụng các đợt giãn cách xã hội kéo dài.

Các chuyên gia dự báo, năm 2022 sẽ là năm của bất động sản công nghiệp

Các chuyên gia dự báo, năm 2022 sẽ là năm của bất động sản công nghiệp

Bên cạnh kế hoạch mở cửa trở lại đáng khích lệ, sự hỗ trợ tận tình của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp trong nước đã trấn an rằng đất nước không chỉ sẽ phục hồi mà còn có khả năng trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia đều nhất trí dự báo rằng, thị trường bất động sản công nghiệp có triển vọng bứt phá trong năm 2022. Cụ thể, về nguồn cung đất công nghiệp, bất chấp đợt bùng phát COVID-19 mới ở Việt Nam, một số khu công nghiệp (KCN) mới đã được thành lập và các dự án công nghiệp trọng điểm đã bắt đầu hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 25 KCN mới được thành lập, tăng 19 KCN so với cùng kỳ năm trước. So với năm 2020, tỷ lệ lấp đầy ở các KCN tại một số tỉnh, thành có xu hướng tăng nhưng mức tăng không cao và giữ ổn định về nhu cầu cho thuê. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong việc đi lại nên giá tăng ở mức khiêm tốn so với giai đoạn 2018-2020. Riêng một số tỉnh như Hưng Yên và Bà Rịa - Vũng Tàu có giá thuê tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ngoài kho xưởng xây sẵn, nhu cầu đối với đất công nghiệp và hậu cần sẽ tiếp tục là nhu cầu chính của thị trường trong năm tới. Tuy nhiên, xét về mặt xu hướng, nhu cầu về trung tâm dữ liệu và kho lạnh đang tăng cao và đạt được sức hút lớn vào năm 2020 và 2021.

Trong năm 2022, các nhà đầu tư kỳ vọng điều này sẽ tiếp tục diễn ra, vì Việt Nam hiện đang nằm trong tầm ngắm của các dự án có quy mô siêu lớn (hyperscale).

Ông John Campbell, Quản lý Bộ phận bất động sản Công nghiệp Savills Việt Nam cho biết, những năm gần đây, các ngành công nghiệp giá trị thấp đang bắt đầu hình thành ở những nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, do Việt Nam không còn cung cấp các ưu đãi như cũ.

Đặc biệt là dệt may và nội thất, là 2 ngành phải "vật lộn" để tìm nguồn lao động và đất đai có giá cả phải chăng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Cơ sở của sự lạc quan này là Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển theo chuỗi giá trị nhờ vào tốc độ tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh, các hiệp định thương mại tự do FTA và việc di dời ra khỏi Trung Quốc.

Ông John Campbell đánh giá, trong năm 2022 và những năm tiếp theo, một số xu hướng được kỳ vọng sẽ tiếp tục xuất hiện, chẳng hạn như ngành công nghiệp 4.0 và sản xuất chế tạo thông minh hơn; hiện đại hóa chuỗi cung ứng; hình thức bán - thuê lại tài sản; các mô hình KCN mới và quy hoạch tổng thể hiện đại. 

Kế hoạch mở cửa trở lại của Chính phủ đã củng cố niềm tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc mở cửa những chuyến bay quốc tế sẽ là một trong những yếu tố tiên quyết cho một năm 2022 thành công, hứa hẹn tình hình phát triển công nghiệp của quý 4/2021 sẽ khả quan hơn so với 3 quý đầu năm. Cùng với kế hoạch mở cửa trở lại, Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ nhiệt tình các nhà đầu tư nước ngoài, hứa hẹn khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp địa phương. Vẽ nên một bức tranh trấn an rằng Việt Nam không chỉ phục hồi mà còn trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.