173 doanh nghiệp tại Đà Nẵng nợ hơn 89 tỷ đồng tiền bảo hiểm

(CL&CS) - Bảo hiểm xã hội TP Đà Nẵng vừa công bố danh sách 173 doanh nghiệp trên địa bàn nợ kéo dài tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Chi nhánh II-Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An I tại Đà Nẵng nợ BHXH số tiền hơn 8 tỷ đồng (Ảnh: Thế Sơn)

Chi nhánh II-Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An I tại Đà Nẵng nợ BHXH số tiền hơn 8 tỷ đồng (Ảnh: Thế Sơn)

Theo Bảo hiểm Xã hội TP Đà Nẵng, tính đến hết ngày 28/2/2023, tổng số nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của 173 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã lên đến hơn 89 tỷ đồng.

Cụ thể, Chi nhánh II - Công ty cổ phần Công nghiệp Quảng An I tại Đà Nẵng nợ BHXH số tiền hơn 8 tỷ đồng; Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng nợ số tiền hơn 6,6 tỷ đồng; Công ty TNHH Emprie Hospitality nợ số tiền hơn 6,5 tỷ đồng; Công ty TNHH trang trí nội thất quảng cáo Sài Gòn DAD nợ số tiền hơn 5 tỷ đồng; Xí nghiệp Sông Đà 10.2 - Công ty Cổ Phần Sông Đà 10 nợ hơn 3,8 tỷ đồng; Công ty TNHH Hòa Bình - Chi nhánh Đà Nẵng nợ hơn 3,4 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Lilama 7 nợ hơn 2,7 tỷ đồng, Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng nợ số tiền hơn 2 tỷ đồng...

BHXH TP.Đà Nẵng cho hay, hiện nay, tình trạng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của các đơn vị sử dụng lao động khá nghiêm trọng. Có những doanh nghiệp nợ chỉ vài trăm triệu đồng, nhưng thời gian nợ rất dài. Trong đó đặc biệt, một số doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài với số tiền rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây bất ổn tình hình xã hội trên địa bàn.

BHXH TP.Đà Nẵng khuyến cáo, việc chậm đóng, trốn đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHYT là vi phạm Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Các hành vi này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản trong “thế trận mới”: Pháp lý siết chặt song lại mở ra nhiều cơ hội mới?

Thị trường bất động sản trong “thế trận mới”: Pháp lý siết chặt song lại mở ra nhiều cơ hội mới?

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:15

Theo nhiều ý kiến đánh giá, bước sang năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam đang đối diện nhiều biến động lớn. Trong bối cảnh, khi mà lãi suất giảm, dòng tiền vẫn “thắt chặt”, pháp lý siết chặt song lại mở ra nhiều cơ hội.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa “bùng nổ” về nguồn cung, liệu có phải “chậm mà chắc”?

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chưa “bùng nổ” về nguồn cung, liệu có phải “chậm mà chắc”?

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:15

Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng nguồn cung vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc hơn. Thực tế, khi các chủ đầu tư tìm được hướng đi mới cho các dự án và nhu cầu đầu tư phục hồi thì thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có sự bứt phá.

“Giá đất nhiều nơi bị đẩy lên quá cao thông qua những giao dịch có tính dàn dựng”

“Giá đất nhiều nơi bị đẩy lên quá cao thông qua những giao dịch có tính dàn dựng”

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:15

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) Nguyễn Văn Đính nhận định, nhiều nơi giá đất bị đẩy lên quá cao thông qua những giao dịch có tính dàn dựng. Sau đó, mức giá ảo lại được sử dụng làm căn cứ xây dựng bảng giá đất chính thức, hợp thức hóa một mặt bằng giá không phản ánh đúng giá trị thật của thị trường.