Thứ hai, 22/07/2024, 14:03 PM

Yên Bái: Từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

(CL&CS)- Để nâng tầm sản phẩm chủ lực của từng địa phương, cùng với xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, Yên Bái đã từng bước đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP.

Là địa phương có sản phẩm nông nghiệp, nông thôn phong phú, đa dạng, Yên Bái đã và đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và coi đây là mục tiêu có tính chiến lược, lâu dài nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Tính đến hết tháng 4/2024, toàn tỉnh Yên Bái có 237 sản phẩm OCOP. Theo đó, có 25 sản phẩm 4 sao, 212 sản phẩm 3 sao. Trong đó, ngành thực phẩm có 171 sản phẩm; ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí có 12 sản phẩm; ngành thảo dược 22 sản phẩm; ngành đồ uống 16 sản phẩm; ngành dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng 16 sản phẩm. 

Chương trình OCOP đã huy động được 127 chủ thể tham gia; trong đó, có 29 doanh nghiệp tham gia (chiếm 22,8%); có 69 Hợp tác xã (HTX) tham gia (chiếm 54,3%), có 26 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh tham gia (chiếm 20,5%); 3 tổ hợp tác (chiếm 2,4%). 

Số lượng sản phẩm OCOP phân bố đều theo từng địa phương; trong đó, thành phố Yên Bái có 30 sản phẩm; thị xã Nghĩa Lộ có 18 sản phẩm; huyện Yên Bình có 38 sản phẩm; huyện Lục Yên có 19 sản phẩm; huyện Văn Chấn có 26 sản phẩm; huyện Văn Yên có 43 sản phẩm; huyện Trấn Yên có 43 sản phẩm; huyện Trạm Tấu có 10 sản phẩm; huyện Mù Cang Chải có 10 sản phẩm. 

Ông Nhâm Xuân Trường, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Yên Bái chia sẻ: Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; các sở, ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch để chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và các xã đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện, có kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện Chương trình. 

buoi

Bưởi Đại Minh được công nhận là sản phẩm OCOP hạng 4 sao

Anh Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Hợp tác xã đặc sản bưởi Đại Minh cho biết: HTX có 12 thành viên sản xuất, kinh doanh bưởi. Sản phẩm bưởi của HTX đã đạt chất lượng OCOP 3 sao. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất theo hướng hữu cơ. Trước khi xuất bán cho các siêu thị, thương lái, chúng tôi kiểm tra, phân loại từng trái như về mẫu mã, độ đường, cân nặng… theo phân loại A, B, C và dán nhãn. 

Là sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP 3 sao trong tốp đầu của tỉnh, sản phẩm chè Bát Tiên Bảo Hưng, huyện Trấn Yên được đánh giá cao và đạt chuẩn sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Bảy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bảo Hưng cho biết, xã có trên 300 hộ dân sản xuất chè với diện tích hơn 100 ha đều là chè giống mới và chủ yếu là chè Bát Tiên chất lượng cao. Hầu hết sản phẩm chè búp tươi của Bảo Hưng được HTX và bà con trong xã tự chế biến chè xanh nội tiêu, xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu như trước kia, người dân chủ yếu canh tác theo cách làm truyền thống, việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý đã làm giảm năng suất, chất lượng của chè thì đến nay, để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, xã đã vận động nhân dân nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh thực hiện mô hình "Sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

Để bao tiêu sản phẩm cho bà con, Bảo Hưng đã thành lập được 9 tổ hợp tác và 1 HTX sản xuất, tiêu thụ chè. Các tổ hợp tác và HTX đều lựa chọn quy trình sản xuất chè theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn VietGAP, từ việc cải tạo giống, khâu chăm sóc, thu hái, chế biến… đều tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt. 

Tại Huyện Văn Yên những năm qua đã triển khai hiệu quả Chương trình OCOP. Sau hơn 5 năm, toàn huyện có 43 sản phẩm được công nhận. Quyết tâm đưa sản phẩm vươn xa, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn nỗ lực giữ vững thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

"Chuối tiến vua Yên Hợp” sản phẩm quả tươi đóng hộp của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ hữu cơ Trung Thành, xã Yên Hợp đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020 đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương, vì vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm luôn được các hộ chú trọng. 

Văn Yên có vùng quế lớn nhất cả nước với tổng diện tích hơn 55.000 ha, trong đó diện tích quế tập trung trên 30.000 ha. Tận dụng lợi thế có vùng nguyên liệu lớn, chất lượng cao, HTX Quế Văn Yên được thành lập năm 2018 với ngành nghề kinh doanh chính chuyên thu mua, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây quế. Đến nay, HTX đã tạo ra các sản phẩm đa dạng, được thị trường đón nhận; trong đó, có 7 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP của tỉnh Yên Bái gồm: bột quế, tinh dầu quế, lọ tăm quế, quế thanh, quế điếu và trà quế hồng sâm.

319857_ocop

Phải khẳng định rằng, chỉ qua vài năm thực hiện, Chương trình OCOP đã được lan tỏa rộng và góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất ở khu vực nông thôn cũng như khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế địa phương, góp phần phát huy, nâng cao giá trị cho nhiều sản phẩm.

Để nâng tầm sản phẩm chủ lực của từng địa phương, cùng với xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, Yên Bái đã từng bước đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hình thành các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến, bán hàng tương tác trực tiếp, đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương; vận dụng tối đa các chương trình, nghị quyết của trung ương, của tỉnh và có các cơ chế, chính sách giúp các chủ thể tiếp cận nguồn vốn để phát triển và nâng cấp sản phẩm OCOP. 

Nguyễn Đồng

Bình luận

Nổi bật

Đẩy mạnh tái canh để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê

Đẩy mạnh tái canh để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:05

(CL&CS) - Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tái canh đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp. Chương trình này đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cà phê và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm lúa gạo

Đảm bảo năng suất, nâng cao chất lượng thương hiệu sản phẩm lúa gạo

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:17

(CL&CS) - Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh, sử dụng các sản phẩm vô cơ và sản phẩm sinh học để tạo ra các mô hình canh tác lúa đảm bảo năng suất, chất lượng, giảm chi phí vật tư đầu vào. Ở Tánh Linh (Bình Thuận) có nhiều mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 09:13

(CL&CS) - Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.