Thứ sáu, 12/07/2024, 14:34 PM

Bắc Giang: Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn

(CL&CS)- Trong năm 2024, Bắc Giang tập trung phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững, nhằm thúc đẩy năng suất sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Bắc Giang là địa phương nằm trong top đầu cả nước về số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, trong quá trình triển khai Chương trình OCOP, tính luỹ kế đến hết năm 2023, tỉnh Bắc Giang có 290 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, tăng 85 sản phẩm so với năm 2022, vượt 60 sản phẩm so với kế hoạch. Tỉnh có 1 sản phẩm 5 sao, 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 24 sản phẩm 4 sao, 263 sản phẩm 3 sao (trong đó có 3 sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch). 

Các sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc văn hoá địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh phát triển vượt bậc. Điển hình như vải thiều Lục Ngạn, mỳ gạo Chũ, gà đồi Yên Thế; sản phẩm của các làng nghề truyền thống, làng nghề như: Mỳ Chũ, rượu Vân, sản phẩm nem nướng Liên Chung của Hợp tác xã Nem nướng Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã đạt OCOP 4 sao … Các sản phẩm đều có đầy đủ những minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm. 

BG

Bắc Giang chú trọng khai thác lợi thế phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng

Nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng như ISo 22000; HACCP; VietGap; Global Gap. Các sản phẩm đều có sự quan tâm, đầu tư lớn đến hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hồ sơ công bố chất lượng; câu chuyện sản phẩm, hình thức mẫu mã, bao bì nhãn mác phù hợp với đặc tính sản phẩm được các chủ thể quan tâm thiết kế đồng bộ, hiện đại... 

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Thế Hải, Giám đốc HTX Nem nướng Liên Chung, đây là món ăn truyền thống, mang đặc trưng vùng miền gắn bó nhiều đời nay với người dân Liên Chung. Sản phẩm có nguyên liệu chính từ thịt lợn được tuyển chọn kỹ càng, trộn với thính gạo tẻ rang giã nhỏ rồi ủ chua, kết hợp với hương vị đặc trưng của lá ổi bánh tẻ, hạt tiêu, lá chuối. Với nét đặc trưng và là món ăn có từ lâu đời, nhất là sau khi đạt chứng nhận OCOP, nên sản phẩm ngày càng được nhiều người biết đến. Hiện nay, trung bình hợp tác xã sản xuất và cung ứng ra thị trường từ 5-6 tấn/tháng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 17-20 lao động với thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả, nhưng Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn còn những hạn chế do nhận thức về mục đích, ý nghĩa của chương trình ở một số địa phương, chủ thể sản xuất chưa rõ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi của đơn vị khi tham gia chương trình OCOP.  Bên cạnh đó, quy định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải có 1 sản phẩm OCOP tạo nên tâm lý phải có bằng được để đáp ứng tiêu chí dẫn tới nhiều địa phương phát triển những sản phẩm chưa thực sự đủ điều kiện, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm và niềm tin vào chương trình.

Vì vậy, để thúc đẩy phát triển chương trình OCOP, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND triển khai Chương trình OCOP năm 2024. Theo đó, năm 2024, UBND tỉnh dự kiến phân bổ khoảng 20,9 tỷ đồng nhằm thực hiện các nội dung Kế hoạch. Trong đó, tập trung rà soát đánh giá tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm hiện có, định hướng các tổ chức kinh tế nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP. Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

Ảnh 1

Sâm Nam núi Dành là sản phẩm OCOP nổi tiếng trên địa bàn huyện Tân Yên, Bắc Giang

Đẩy mạnh hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương bao gồm: Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng. Khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Sơn La: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất cho năng suất cao

Sơn La: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất cho năng suất cao

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 07:19

(CL&CS) - Hiện nay, tỉnh Sơn La đang hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Với việc tư vấn học nghề cho người lao động và việc làm với các hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, công tác giảm nghèo, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, cho hiệu quả và năng suất cao hơn.

Tây Ninh: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP hướng tới phát triển bền vững

Tây Ninh: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP hướng tới phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 07:18

(CL&CS) - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới, mục tiêu là tạo ra công ăn việc làm, tạo ra thu nhập cho người dân ở nông thôn, tiêu thụ những sản phẩm người dân sản xuất ra tại địa phương, góp phần giới thiệu văn hoá, bản sắc của mỗi vùng quê đối với người dân, người tiêu dùng.

Áp dụng khoa học công nghệ để tiếp tục nâng cao năng suất và duy trì chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường

Áp dụng khoa học công nghệ để tiếp tục nâng cao năng suất và duy trì chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 14:15

(CL&CS) - Vừa qua,Tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch để hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, qua đó giúp doanh nghiệp áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0.