Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ nửa cuối năm có thể hồi phục
(CL&CS) - VASEP nhìn nhận xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đang có dấu hiệu tốt dần lên theo từng tháng.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ 5 tháng đầu năm 2023 giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2022, đạt 563 triệu USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ 5 tháng đầu năm 2023 giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2022, đạt 563 triệu USD.
Tất cả các phân khúc ngành hàng chính đều bị sụt giảm mạnh từ 30 – 60%. Trong đó, 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra, giảm sâu nhất, lần lượt thấp hơn 42% và 62% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, VASEP nhìn nhận doanh số xuất khẩu từng tháng thì dường như thị trường này đang có tín hiệu tốt dần lên.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong tháng 5 đạt 151 triệu USD, mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Tuy vẫn còn tăng trưởng âm 39% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây cũng là mức sụt giảm nhẹ nhất so với các tháng trước. Trong đó, cá tôm và cá tra đều có sự bứt phá so với những tháng trước: tôm đạt 68 triệu USD, cá tra đạt 33 triệu USD.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến hết tháng 4/2023, Mỹ đã nhập khẩu 924 nghìn tấn thủy sản các loại, trị giá trên 8 tỷ USD, giảm 12% về lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. So với các nước xuất khẩu hàng đầu sang thị trường này, Việt Nam là nước có mức sụt giảm sâu nhất.
Riêng mặt hàng tôm, Mỹ cũng giảm 12% khối lượng nhập khẩu và giá trị giảm 29%. Trong đó, riêng Ấn Độ chiếm thị phần chi phối 35% và Ecuador chiếm 22%, trong khi Việt Nam chỉ còn chiếm 7%.
Trong số các sản phẩm cá đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ, cá tra phile từ Việt Nam cũng là mặt hàng giảm sâu nhất, trong khi nhập khẩu cá tuyết cod vào Mỹ thậm chí còn tăng mạnh 37% về khối lượng và 64% về giá trị.
Ngoài yếu tố lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ giảm thì một nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ còn chìm trong tăng trưởng âm, đó là vấn đề tồn kho lớn, sau khi các nhà nhập khẩu nước này tăng mua một cách ồ ạt trong nửa đầu năm 2022 với tâm lý dự trữ và dự báo thị trường thiếu hụt nguồn cung trong năm ngoái.
Do vậy, các nhà nhập khẩu Mỹ cần thời gian để giải phóng lượng hàng tồn kho. Giá sản phẩm từ hàng tồn bán ra chắc chắn giảm khiến cho giá hàng nhập khẩu mới bị cạnh tranh và dìm giá, đó cũng là một nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh.
Với diễn biến đó, có thể những tháng tới, lượng tồn kho giảm dần và vào mùa nhu cầu cao dịp cuối năm, khi đó các nhà nhập khẩu sẽ lấy lại tiến độ đặt hàng từ Việt Nam.
Minh Vân
Bình luận
Nổi bật
Chất lượng - ‘chìa khóa’ tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ bảy, 08/03/2025, 13:29
(CL&CS) - Chất lượng cao có thể là một lợi thế cạnh tranh, tạo dựng uy tín cho thương hiệu và là chìa khóa để phát triển bền vững. Mọi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ đều phải nhận thức rõ vai trò của chất lượng trong việc thúc đẩy sự thỏa mãn khách hàng, tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
sự kiện🞄Thứ sáu, 07/03/2025, 10:04
(CL&CS) - Các tỉnh miền núi đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp qua việc áp dụng tiêu chuẩn, đo lường và truy xuất nguồn gốc, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp, nông dân giỏi, nông dân xuất sắc
sự kiện🞄Thứ sáu, 07/03/2025, 08:21
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 517/QĐ-TTg ngày 5/3/2025 phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp, chi hội trưởng nông dân và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc giai đoạn 2025 - 2030” (Đề án).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.