Thứ ba, 16/01/2024, 14:15 PM

Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu thu về 6,5 tỷ USD trong năm 2024

(CL&CS) - Năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam được dự báo tiếp tục lập đỉnh mới khi có thể vượt qua con số 6 tỷ USD, thậm chí sẽ tiến tới mốc 7 tỷ USD.

2023 được coi là năm kỷ lục của ngành hàng rau quả khi kim ngạch xuất khẩu đạt 5,69 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm trước. Trước đó, mục tiêu ngành Nông nghiệp đề ra đối với mặt hàng rau quả năm 2024 đạt 4,5 tỷ USD, đến năm 2025 là 5 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2023, mục tiêu đề ra đã cán đích với kim ngạch xuất khẩu 5,69 tỷ USD, vượt 2 năm so với kế hoạch của ngành.

Top các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Australia… Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam và chiếm tỷ trọng 65%.

Ngay đầu năm, Việt Nam đã có 6 tấn xoài tượng xanh được xuất khẩu bằng đường hàng không sang thị trường Mỹ và Australia. Điều này mở ra cơ hội lớn khi Việt Nam là nước trồng xoài lớn thứ 13 thế giới với tổng diện tích khoảng 100.000 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn tấn mỗi năm.

"Chúng tôi đã đưa khách hàng của chúng tôi về tại Chợ Mới để chọn trái xoài và hôm nay chúng tôi quyết định đưa trái xoài đó sang Australia", ông Nguyễn Đình Mười, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T, cho biết.

Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu thu về 6,5 tỷ USD trong năm 2024.

Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu thu về 6,5 tỷ USD trong năm 2024.

Với sự bùng nổ mạnh mẽ về giá trị xuất khẩu rau quả trong năm 2023, các doanh nghiệp cho rằng đây mới là năm khởi động với xuất khẩu rau quả Việt Nam, bởi Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu với nhiều sản phẩm đang chờ đón được mở cửa.

Với góc nhìn lạc quan hiện nay, ngành hàng rau quả của Việt Nam năm 2024 được dự báo tiếp tục lập đỉnh mới, có thể vượt qua con số 6 tỷ USD, thậm chí sẽ tiến tới mốc 7 tỷ USD. 

Hiện Bộ NN&PTNT đang thực hiện nhiều hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của ngành rau quả Việt Nam trong năm 2024 . Ông Phùng Đức Tiến -Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, dự kiến thời gian tới có thêm 4 sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, bao gồm dược liệu, dừa, hoa quả đông lạnh và dưa hấu.

​Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đẩy mạnh đàm phán để quả ớt và dừa tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Cùng với đó, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam có thể sẽ được phép xuất khẩu vào nước này thì kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo sẽ tăng lên đáng kể.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả cho rằng, chất lượng rau quả Việt Nam đã có sự chuyển dịch lớn, bảo đảm các tiêu chí vào nhiều thị trường. Bên cạnh đó, sự đa dạng trong sản phẩm với nhiều mặt hàng trái cây được thị trường thế giới ưa chuộng. 

Việc Việt Nam đã ký kết nhiều Nghị định thư xuất khẩu vào các thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc là bước đệm để ngành rau quả tăng tốc trong xuất khẩu, ông khẳng định.

Nhằm giữ uy tín, thị trường cho trái cây xuất khẩu Việt Nam, về phía cơ quan nhà nước, Bộ NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các cục chuyên ngành trong việc giám sát mã số sau vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đều phải đáp ứng được các yêu cầu về kiểm dịch thực vật cũng như an toàn thực phẩm quy định trong các Nghị định thư. Tính đến nay, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các nước nhập khẩu cấp 6.997 mã số vùng trồng và 1.613 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi như: thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh leo, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen... được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.