Xăng dầu giảm giá, giá cả hàng hóa thiết yếu vẫn neo cao?
(CL&CS)- Việc giá xăng, dầu thời gian qua giảm nhiều lần, nhưng giá nhiều mặt hàng thiết yếu trong nước vẫn neo cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân.
Sau nhiều lần điều chỉnh, mức giá xăng, dầu hiện nay đã giảm về mức tương đương với thời điểm tháng 1/2022. Tuy nhiên, giá của nhiều mặt hàng, như thịt lợn, cước vận tải hành khách, vận tải hàng hoá, lương thực, thực phẩm vẫn neo cao, làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân.
Bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, trước tiên là do một số mặt hàng chịu ảnh hưởng tác động của giá xăng dầu, khi điều chỉnh giá giảm có thời gian, độ trễ để các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các đơn vị có mặt hàng chịu ảnh tác động trực tiếp rà soát lại các yếu tố chi phí hình thành giá từ đó mới xác định giá bán giảm theo.
Đồng tình về độ trễ của thị trường, tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, độ trễ đó không thể là hàng tháng hay là đến mấy tháng được, “nước lên thì thuyền lên, nước xuống thì thuyền xuống”. Để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, ông Lực cho rằng, các cơ quan chức năng phải có các biện pháp xử lý kịp thời, không thì người dân cảm thấy nản lòng, kiến nghị nhiều mà không được xử lý.
Tuy nhiên, trái với mong đợi của người tiêu dùng, trên thị trường hiện nay đang có một nghịch lý, đó là khi giá xăng tăng, hàng hóa đồng loạt tăng giá theo, nhưng khi xăng giảm thì giá hàng hóa vẫn đang tiếp tục leo thang, ''cố thủ'' ở mức cao, khiến người dân thấp thỏm mong ngóng.
Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Chất lượng và cuộc sống tại một số chợ truyền thống tại Hà Nội thì giá cả vẫn đang ở mức cao, chẳng hạn như tại chợ Kim Liên, Đống Đa; chợ Quỳnh Đô, Thanh Trì; chợ Xanh, Định Công cho thấy, giá các loại rau xanh, thực phẩm tươi sống, đồ khô, dầu ăn, mì tôm… đều neo ở mức cao. Cụ thể, thịt lợn dao động từ 110.000 – 140.000 đồng/kg (tăng khoảng 18.000 đồng/kg so với tháng trước); dầu ăn Simply có giá 130.000 đồng/chai 2 lít (tăng 15.000 đồng); mì tôm tăng từ 12.000 – 15.000 đồng/thùng…
Chị Nguyễn Thu Hằng – người dân tại Phường Lương Đình Của chia sẻ: Thời gian vừa qua, các loại hàng hóa thiết yếu, thực phẩm tăng giá chóng mặt do giả xăng tăng nhưng khi giá xăng trong nước giảm liên tục thì chưa thấy các tiểu thương trong chợ giảm giá.
Còn theo Chị Kim Huệ tại Thanh Trì chia sẻ: Hiện nay giá xăng đã giảm 4 lần liên tiếp nhưng giá cả thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các chợ và siêu thị vẫn giữ nguyên như thời điểm giá xăng chưa giảm. Chị rất mong các cấp chính quyền sớm vào cuộc để đảm bảo cuộc sống cho người dân trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giảng viên cao cấp Học viện Tài chính) nêu quan điểm, việc xăng lên kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá là quy luật tất yếu của thị trường, bởi xăng dầu là mặt hàng chiến lược. Tuy nhiên, khi xăng giảm, các mặt hàng khác không giảm theo ngay cũng là điều dễ hiểu, vì tâm lý của người tiêu dùng đã chấp nhận mặt bằng giá mới và hoàn toàn phụ thuộc vào người bán. Trong khi, hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam chủ yếu là chợ truyền thống, do tư thương quyết định, cơ quan quản lý khó có thể can thiệp về điều chỉnh giá cả.
PGS.TS Ngô Trí Long nêu quan điểm, tâm lý của người kinh doanh bao giờ cũng giữ giá. Trong khi giá không phải do Nhà nước quy định, mà là sự thỏa thuận giữa người bán và người mua. Nên khi người tiêu dùng không có phản ứng thì chắc chắn người bán hàng sẽ không tự động giảm. Khi khách hàng không chấp nhận được thì buộc người bán giảm.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chịu ảnh hưởng gián tiếp từ xăng dầu và có tác động đến các chỉ số CPI cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả thị trường và tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh để có biện pháp điều hành giá và bình ổn giá phù hợp.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Hà Nội triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Xây dựng lòng tin và đáp ứng nhu cầu tức thời của người tiêu dùng là yếu tố then chốt
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Có thể thấy, người tiêu dùng Việt Nam luôn tích cực đón nhận và sử dụng các nền tảng mạng xã hội, với mục đích để tiếp cận các thương hiệu mới và tham khoải đánh giá trước khi mua hàng. 71% cho biết đã từng mua sắm thông qua nền tảng này, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực là 56%.
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 15:49
(CL&CS)- Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.