Vùng nguyên liệu - bài toán khó cho nông sản Việt!

(NTD) - Câu chuyện được mùa mất giá, phụ thuộc vào một hoặc một vài thị trường xuất khẩu dẫn đến giải cứu đối với mặt hàng nông sản Việt hiện nay đã được phân tích và mổ xẻ với nhiều nguyên nhân cùng giải pháp khắc phục. Trong đó, có một thực tế quan trọng và đang được các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm và đầu tư sâu cho ngành là bài toán vùng nguyên liệu - vùng sản xuất.

2

Xoài là một trong những loại quả trồng theo mô hình hợp tác xã thành công của Việt Nam, bảo đảm đầu ra ổn định và đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường giá trị cao.

Sau nhiều lần phải giải cứu, ngành nông sản Việt đã có khá nhiều bài học kinh nghiệm để nhìn nhận và khắc phục. Trong đó, việc hướng đến sản phẩm chế biến sâu là một trong những ưu tiên hàng đầu. Bởi trước đây các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư sản phẩm chế biến sâu. Thực tế, đã dần có nhiều doanh nghiệp xây dựng nhà máy, đầu tư dây chuyền chế biến được nhập từ nước ngoài và cho ra sản phẩm chất lượng không hề thua kém các nước phát triển. Để làm được việc này đầu tiên phải xây dựng, liên kết được vùng nguyên liệu và cân đối các vùng này phù hợp với nhu cầu thị trường.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh vào chế biến nên công suất nâng từ 800.000 tấn lên 1-1,2 triệu tấn/năm sản phẩm tươi được chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Tuy nhiên, theo ông Sơn có một bất cập là việc tương thích giữa vùng nguyên liệu và các nhà máy chế biến còn chưa cao. Bởi nhà máy chế biến chỉ nằm một chỗ còn các vùng trồng nguyên liệu thì tản mạn nhỏ lẻ và việc phải thu mua nhỏ lẻ nông sản của các hộ nông dân dẫn đến tình trạng khi thừa sản phẩm lại thiếu nhà máy chế biến và ngược lại.

Thêm vào đó, rau quả có tính thời vụ nhất định, nhà máy chỉ khi vào mùa vụ mới hoạt động hết công suất. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp do dự khi quyết định chi tiền đầu tư nhà máy để chế biến sâu công suất lớn.

Về vấn đề này, Nhà nước chủ trương khuyến khích hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Nhiều địa phương hiện nay đã hỗ trợ doanh nghiệp tích lũy đất hoặc ký hợp tác liên kết với người dân hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn đi kèm các nhà máy chế biến; gắn kết vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, hỗ trợ doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định.

1

Liên kết vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến đang là giải pháp hữu hiệu nâng cao giá trị nông sản. (Ảnh: Minh họa).

Việc ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với người dân hiện nay có những điểm yếu cần khắc phục bởi chủ yếu là các hộ dân nuôi trồng tự phát, số lượng nhỏ lẻ, manh mún. Vì thế cần tăng cường mô hình liên kết hợp tác xã (HTX) để tập trung sản phẩm các hộ dân tại một địa phương, một khu vực về một đầu mối và bán ra cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thu mua.

Một vấn đề đáng nói trong quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản hiện nay là dù Nhà nước đã có quy hoạch vùng trồng nhưng nông dân không chấp hành và nghĩ mình có đất thì trồng nên ít quan tâm việc liên kết và đầu ra. Việc này có thể thấy qua nhiều đợt ồ ạt chạy theo lợi nhuận bất chấp trồng tiêu, sầu riêng, mít giống Thái... dẫn đến cung vượt cầu, nông sản rớt giá và phải giải cứu.

Việc quy hoạch vùng nguyên liệu hiện nay được thể hiện rõ Luật Trồng trọt số 31 được Quốc hội thông qua năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 để hướng dẫn các địa phương hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và có những sản xuất hỗ trợ các vùng này, tạo thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp kết nối.

Ngoài ra, xây dựng vùng nguyên liệu còn là cách uyển chuyển trong xử lý mùa vụ thu hoạch rau quả bằng nhiều giải pháp. Hiện nay, có 2 cách thức thay đổi phù hợp với quy luật cung cầu cho nông sản là rải vụ và trái vụ. Các giải pháp này được khuyến khích áp dụng trên diện rộng trong cùng một thời điểm để cân đối thông tin cung cầu và kịp thời cung cấp cho người dân để họ điều tiết thời vụ.

Ví dụ, thanh long là loại trái cây dễ rải vụ nhất bằng cách chong đèn. Hiện nay, vào mùa nghịch nhiều hộ dân thường chong đèn, vì vậy có thể cắt điện luân phiên để mỗi HTX hoặc mỗi địa phương chỉ chong đèn 1 tuần 1 thời điểm như vậy sản lượng sẽ được rải đều ra.

Việc đầu tư kho bãi để bảo quản và dự trữ sản phẩm sau thu hoạch cũng là một trong những trăn trở hàng đầu của nông sản Việt hiện nay. Bởi để đa dạng thị trường, nông sản Việt có thể đi Mỹ, EU thì thời gian bảo quản sản phẩm phải tăng lên. Các kho bãi này phải được xây dựng gần các khu nguyên liệu và diện tích kho phải đủ lớn, trang thiết bị bảo quản phải đầy đủ. Đây là gánh nặng không nhỏ cho doanh nghiệp. Hiện nay chỉ tính riêng thời gian kiểm tra nội địa và thông quan đã mất 30 ngày. Vậy đối với các thị trường có khoảng cách địa lý gần sẽ dễ dàng nhưng các thị trường xa sẽ khiến chất lượng sản phẩm kém dần và mất uy tín, thương hiệu.

Liên kết vùng nguyên liệu hiện nay còn là câu chuyện liên kết và đồng bộ chất lượng. Hầu hết sản phẩm từ tươi sống đến chế biến đều phải đạt những tiêu chuẩn nhất định của các thị trường nhập khẩu yêu cầu thì mới đạt chuẩn. Hiện nay có 3 tiêu chuẩn nông sản phân theo cấp độ là Viet Gap, Global Gap và organic. Viet Gap và Global Gap hiện nay đã có nhiều hộ dân, HTX áp dụng và đạt chuẩn. Tuy nhiên còn organic là mức tiêu chuẩn được đánh giá là khá khó để thực hiện bởi nhiều yếu tố cần được cải tạo như đất, nước, môi trường xung quanh.

 Kim Ngọc

 

Bình luận

Nổi bật

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:36

Từ quan niệm kinh doanh phải giữ uy tín đến tư duy coi thương hiệu là một loại tài sản, các doanh nhân Việt đã có sự đầu tư bài bản cho chiến lược thương hiệu.

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Mới đây tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân Bác”.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.