Vietjet: Thoát lỗ nhờ bán tài sản
Quý 1/2022, hãng hàng không Vietjet tiếp tục thoát lỗ ngoạn mục. "Cứu cánh" cho Vietjet là nguồn thu từ hoạt động tài chính lượng lớn và thường là từ thanh lý tài sản.
Từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19, ngành hàng không lao đao nhưng Vietjet (mã chứng khoán: VJC) vẫn thường xuyên công bố lãi lớn. Tuy nhiên, đáng tiếc, những khoản lãi đó lại đến từ việc bán hàng loạt tài sản giá trị.
Đại dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam từ đầu năm 2020. Ngay lập tức, du lịch và hàng không là những ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Các hãng hàng không lớn trên thế giới đồng loạt thua lỗ nặng, thậm chí phá sản.
Tại Việt Nam, khó khăn nhìn rõ nét nhất qua việc thua lỗ triền miên đến âm vốn của “anh cả” ngành là Vietnam Airlines. Thế nhưng, Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Vietjet) lại ít khi thua lỗ. Tính theo năm thì cả 2020 và 2021, Vietjet đều ghi nhận lợi nhuận dù đi lùi rất xa so với thời kỳ trước Covid-19. Tới quý 1/2021, Vietjet ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến.
Thế nhưng, đáng chú ý ở chỗ, lợi nhuận của Vietjet chủ yếu đến từ hoạt động bán tài sản.
Quý 1/2022 lãi lớn đến từ khoản chưa được công khai
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 mới được công bố, lợi nhuận sau thuế của hãng hàng không này đạt 244 tỷ đồng, tăng 121 tỷ đồng, tương đương 98,4% so với quý 1/2021.
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ tăng gần gấp đôi dù doanh thu tăng nhẹ từ 4.049 tỷ đồng lên 4.522 tỷ đồng. Doanh thu đi lên nhưng vẫn chưa đủ bù đắp được giá vốn nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vietjet là âm 257 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số thua lỗ 1.014 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Lỗ gộp nhưng nhờ doanh thu hoạt động tài chính lên đến 1.156 tỷ đồng nên kết quả là Vietjet không những không thua lỗ quý 1/2022 mà còn tăng trưởng mạnh 98% về lợi nhuận sau thuế.
Tuy nhiên, nguyên nhân giúp Vietjet có lãi trong quý 1/2022 vẫn là ẩn số vì trong thuyết minh báo cáo tài chính quý 1/2022, Vietjet không công khai cụ thể các thành phần của doanh thu hoạt động tài chính. Trong chỉ tiêu này, Vietjet chỉ là rõ 18 tỷ đồng là lãi tiền gửi và cho vay, 44,2 tỷ đồng (lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện), 10,7 tỷ đồng (lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện). Đáng chú ý nhất, con số lớn nhất 1.083 tỷ đồng chỉ được ghi là “Thu nhập tài chính khác”. Vì vậy, có lẽ phải đến báo cáo tài chính bán niên sau soát xét 2022, nhà đầu tư mới biết chính xác 1.083 tỷ đồng đến từ đâu.
Mặc dù được hỗ trợ bởi doanh thu hoạt động tài chính nhưng tính theo quý 1 hàng năm (không kể khoản thua lỗ 989 tỷ đồng của quý 1/2020), lợi nhuận sau thuế quý 1/2022 vẫn thấp hơn nhiều so với các năm từ 2019 trở về trước.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 1 năm 2019, 2018, 2017 lần lượt là 1.463 tỷ đồng, 1.366 tỷ đồng.
Hành trình bán loạt tài sản thoát lỗ của Vietjet
Mặc dù Vietjet không thuyết minh cụ thể con số 1.083 tỷ đồng doanh thu tài chính khác nhưng dựa vào các năm trước, nhà đầu tư có thể hình dung ra hoạt động bán tài sản.
Trong năm 2021 và 2020, Vietjet đã phải bán loạt tài sản có giá trị. Nhờ đó, công ty mới thoát lỗ.
Cụ thể, năm 2021, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vietjet giảm đáng kể từ 18.220 tỷ đồng xuống 12.875 tỷ đồng. Thêm vào đó, giá vốn quá cao nên công ty lỗ gộp 2.039 tỷ đồng. Nhưng hoạt động tài chính đã đủ bù đắp cho phần lỗ lớn này.
Năm 2021, Vietjet ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính lên đến 4.033 tỷ đồng, tăng 3.063 tỷ đồng, tương đương 317% so với năm 2020. Trong đó, 3.584 tỷ đồng đến từ thu nhập chuyển nhượng cổ phần, chiếm 88,9% doanh thu hoạt động tài chính.
Khoản thu nhập này liên quan tới việc chuyển nhượng cổ phần của Tập đoàn tại Công ty Đầu tư và Phát triển Pacific Star cho các bên liên quan. Tổng giá trị chuyển nhượng là 5.184 tỷ đồng. Theo các thỏa thuận chuyển nhượng, khoản phải thu này sẽ được thanh toán trong thời hạn 30 tháng.
Trước đó, trong năm 2020, Vietjet cũng phải sử dụng đến “chiêu bài” bán tài sản mới thoát lỗ.
2020 là năm đầu tiên nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trong quý 1, công ty đã thua lỗ sốc lên đến 989 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính cả năm, Vietjet vẫn đạt lợi nhuận sau thuế 68,7 tỷ đồng dù doanh thu “rơi tự do” từ 50.603 tỷ đồng xuống chỉ còn 18.220 tỷ đồng. Hoạt động bán tài sản đã giúp Vietjet xóa được lỗ gộp 1.412 tỷ đồng.
Lúc đó, Vietjet có doanh thu từ bán quyền mua cổ phiếu là 500 tỷ đồng. Vietjet còn ghi nhận hơn 793 tỷ đồng thu nhập từ chuyển nhượng dự án. Đây là khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền kinh doanh và khai thác tòa nhà Vietjet Plaza của Tập đoàn cho một bên liên quan khác. Và Tập đoàn đã nhận 400 tỷ đồng cho việc chuyển nhượng này. Ngoài ra, Vietjet còn ghi nhận 397 tỷ đồng lãi do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Bình luận
Nổi bật
Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:36
CL&CS) - Thẻ tín dụng đang trở thành lựa chọn phổ biến của người dùng nhờ các tính năng ưu việt đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, làm thế nào tận dụng tốt nhất các tiện ích, ưu đãi của thẻ tín dụng là băn khoăn của không ít chủ thẻ.
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
(CL&CS) - Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.