Việt Nam trước "nguy cơ" thiếu nước phục vụ kinh tế - xã hội
(CL&CS) - Tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên toàn lãnh thổ khoảng 91 tỷ m3/năm; dự báo đến năm 2030 nhu cầu về nước cho các mục đích kinh tế - xã hội và dân sinh sẽ là khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần so với hiện nay.
Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016 - 2021 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố được đánh giá là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực để các bộ, ngành và địa phương khai thác, sử dụng trong quá trình hoạch định, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển.
Nguy cơ “quá thừa, quá thiếu và quá bẩn” nguồn nước
Tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên toàn lãnh thổ khoảng 91 tỷ m3/năm (nước ngọt khoảng 69 tỷ m3/năm, nước mặn khoảng 22 tỷ m3/năm), trữ lượng nước ngọt có thể khai thác khoảng 22 tỷ/năm. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gia tăng dân số nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng, trong đó tập trung chủ yếu vào các tháng mùa khô.
Dự báo đến năm 2030 nhu cầu về nước cho các mục đích kinh tế - xã hội và dân sinh sẽ là khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần so với hiện nay. Tình trạng suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, khan hiếm nước diễn ra ở nhiều nơi, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tài nguyên nước của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ “quá thừa, quá thiếu và quá bẩn”.
Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại 1.070 vị trí (7 trạm quan trắc TNN mặt quốc gia và 1.063 vị trí quan trắc từ 38 tỉnh gửi báo cáo), chủ yếu quan trắc các chỉ tiêu DO, TSS, COD, BOD5, NO2 - , NO3 - , NH4 + , PO4 3- , cho thấy, trong giai đoạn 2016-2021 chất lượng nước tại các điểm quan trắc trên các LVS Hồng – Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Ba, Sê San, Srêpốk, Đồng Nai, Cửu Long và các sông ven biển Đông Nam Bộ nhiều vị trí vượt quy chuẩn QCVN08, cột A2 (dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2) tập trung chủ yếu ở các vùng trung và hạ lưu; ô nhiễm cục bộ xảy ra ở các đoạn sông chảy qua các khu vực tập trung đông dân cư, khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020, các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước (ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng) trên LVS như: hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải (sông Cầu Bây - Hà Nội; các nhánh sông Bần Vũ Xá, sông Đình Dù và kênh Trần Thành Ngọ - Hưng Yên); các sông nội thành Hà Nội như Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét; sông Nhuệ (từ cầu Tó đến điểm cầu Chiếc, đoạn chảy qua địa bàn các huyện Thường Tín, Phú Xuyên); sông Ngũ Huyện Khê (đoạn cầu Song Thát, Văn Môn, Đào Xá – Bắc Ninh).
Bên cạnh đó, vấn đề xâm nhập mặn đang diễn ra ở hầu hết các cửa sông ven biển thuộc lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai và Cửu Long với phạm vi và mức độ khác nhau, trong đó diễn ra gay gắt và ảnh hưởng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long.
Phục hồi các dòng sông xanh
Để giải quyết các vấn đề tồn tại, thách thức về tài nguyên nước nêu trên, báo cáo nhấn mạnh, thời gian tới, cần có những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả và tập trung vào một số giải pháp sau: Tăng cường hoàn thiện, đổi mới thể chế, chính sách; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ, phát triển, điều hòa phân bổ tài nguyên nước, đảm bảo chủ động nguồn nước cấp cho các mục đích sinh hoạt và sản xuất.
Chủ động kế hoạch sử dụng nước trên sông xuyên biên giới trên cơ sở giám sát, hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước trong việc chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc, vận hành khai thác nguồn nước; Cải thiện, phục hồi các dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng, đảm bảo an ninh nước cho môi trường.
Tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước, chủ động nguồn nước cho các ngành, lĩnh vực: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông và các ngành sử dụng nước khác; Nâng cao năng lực ứng phó tác động biến đổi khí hậu và các rủi ro khác liên quan đến nước.
Tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước trong thu gom, xử lý nước thải và thoát nước; Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ; Xây dựng, vận hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh tài nguyên nước quốc gia.
Văn Trì
Bình luận
Nổi bật
Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kỳ lạ khi được làm tròn lời hứa với vợ
sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:01
(CL&CS) - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị giả u vô cùng phức tạp và hiếm gặp, do biến chứng nguy hiểm từ việc mài mòn của khớp nhân tạo thế hệ cũ.
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:00
(CL&CS) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta (Hoa Kỳ), một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.
Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:00
(CL&CS) - Xe buýt điện VinBus xuất hiện ở thành phố biển Nha Trang đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách trải nghiệm. Bên cạnh ưu điểm êm ái, không tiếng ồn, thân thiện với môi trường, những chuyến xe xanh còn nhận được nhiều phản hồi tích cực về dịch vụ và các tính năng công nghệ nổi bật.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.