Việt Nam phải đi trong nhóm đầu về công nghiệp công nghệ số
(CL&CS) - Cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định cụ thể các biện pháp thúc đẩy đào tạo nhân lực chất lượng cao, cũng như tạo không gian phát triển cho công nghệ mới.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tạo động lực thu hút nhân lực
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Theo đó, về chính sách liên quan đến nguồn nhân lực công nghệ số, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) đề nghị, cơ quan soạn thảo nên bổ sung chế độ ưu đãi đối với người hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ số.
Theo đại biểu, muốn thu hút nguồn nhân lực công nghệ số chất lượng cao là người Việt Nam, chuyên gia người nước ngoài có trình độ, kỹ năng, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định nhưng lại chỉ quy định ưu đãi thuế thu nhập cá nhân là chưa thỏa đáng, chưa tạo động lực thu hút nhân lực.
Vì thế, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị nghiên cứu bổ sung chính sách ưu đãi khác về điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc, nghiên cứu, học tập để nâng cao, bắt kịp với xu thế của lĩnh vực công nghiệp, công nghệ số.
Đồng thời nên có các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực như: hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình học, trực tiếp tham gia hướng nghiệp, đào tạo, giảng dạy, hợp tác về việc cho sinh viên đi kiến tập hoặc thực tập tại các doanh nghiệp…
Đồng quan điểm, từ Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.
Đặc biệt trong các ngành công nghệ cao, các ngành phục vụ kinh tế số, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn…
Vì thế, đại biểu đề nghị cần tiếp tục rà soát, bổ sung vào dự thảo luật các quy định cụ thể để Quốc hội, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư mạnh và đồng bộ hơn, nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đồng thời cần có chính sách cụ thể để thu hút nhân lực công nghệ số có chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp, khuyến khích mở rộng và phát huy các mô hình đào tạo mới.
Cùng với đó là nên có chính sách phù hợp khuyến khích các tập đoàn công nghệ nước ngoài đầu tư, thiết lập các trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ số tại Việt Nam…
Chính sách hỗ trợ nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng bán dẫn
Ngoài ra, theo các đại biểu Quốc hội, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số cần nhiều chính sách để phát triển, khai phá những không gian phát triển mới để tận dụng mọi cơ hội.
Đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung các chính sách nhằm khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp trong công nghiệp số.
Trong đó, Nhà nước có chính sách, cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ các dự án hỗ trợ khởi nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ số, như thúc đẩy các quỹ đầu tư, hỗ trợ tài chính, đào tạo và cung cấp không gian sáng tạo cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để những ý tưởng công nghệ mới được triển khai và phát triển.
Với các doanh nghiệp, khi có tới 98% doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, thì các đại biểu Quốc hội cho rằng, các chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo tính khả thi.
Theo đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh), công nghiệp bán dẫn không chỉ giúp phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Vì thế, để giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, các chính sách cần thực sự là “đòn bẩy”, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh, với cơ sở hạ tầng công nghệ và dịch vụ phụ trợ đồng bộ, đảm bảo ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam phát triển.
Đồng thời cần các chính sách phát triển dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng hơn đối với những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, bảo đảm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Giải trình, làm rõ ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, công nghệ số là sự phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin nhưng có tính cách mạng.
Công nghệ số sinh ra chuyển đổi số. Công nghệ số là lực lượng sản xuất mới thực sự mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số cho sự phát triển của nhân loại.
Việt Nam muốn trở thành nước Xã hội Chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao thì phải đi trong nhóm đầu về công nghệ số, công nghiệp công nghệ số.
Nên theo Bộ trưởng, thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về đổi mới công tác lập pháp, dự án Luật đã tiếp cận phương thức mới, để xử lý các nội dung tài sản số và trí tuệ nhân tạo. Luật cũng dành một chương riêng cho công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn, coi chíp bán dẫn là công nghệ cốt lõi.
Vì thế, dự thảo Luật đã quy định các chính sách hỗ trợ phát triển, đảm bảo an ninh quốc gia cho ngành công nghiệp chiến lược này. Nhiều chính sách tốt nhất đã được đưa vào luật để hỗ trợ cho công nghệ chiến lược này.
Theo Tạp chí Hải quan
- ▪[Infographic] Công nghệ số trong phát triển sản xuất nông nghiệp: Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
- ▪Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ trong thời đại công nghệ số
- ▪Cơ hội của công nghiệp công nghệ số
- ▪Bản tin CL&CS: Triển khai các giải pháp công nghệ số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động
Bình luận
Nổi bật
Việt Nam phải đi trong nhóm đầu về công nghiệp công nghệ số
sự kiện🞄Thứ hai, 02/12/2024, 07:16
(CL&CS) - Cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định cụ thể các biện pháp thúc đẩy đào tạo nhân lực chất lượng cao, cũng như tạo không gian phát triển cho công nghệ mới.
Thúc đẩy phát triển công nghệ chiến lược, chuyển đổi số
sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 14:58
(CL&CS) - Vừa qua, tại Quảng Ninh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024 với chủ đề “ Chính sách tài chính thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển kinh tế ”.
Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á sắp diễn ra tại Hà Nội
sự kiện🞄Thứ năm, 28/11/2024, 22:08
(CL&CS) - Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024” sẽ diễn ra từ ngày 2 – 3/12, với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”. Sự kiện dự kiến thu hút khoảng 2.000 đại biểu, đại diện các cơ quan nhà nước, quốc tế, hội, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.