Việt Nam học tập gì từ kinh tế Singapo

(NTD) - Singapo mất 30 năm để hóa rồng châu Á, đó là bài học đắt giá cho những nước có nền kinh tế chưa phát triển trong đó có Việt Nam.

Con đường phát triển rõ ràng và có chiến lược

Chìa khóa cho sự chuyển mình của Singapore chính là việc quốc gia này đã tạo ra một trung tâm tài chính quy mô hàng đầu châu lục, cũng như thế giới (10% GDP của Singapore đến từ lĩnh vực tài chính). Bởi lẽ, người ta thức ở Singapore khi thị trường tài chính phương Tây chìm trong giấc ngủ, từ khi San Francisco tắt đèn đi ngủ cho tới khi Zurich thức dậy vào buổi sáng. Singapore đã lấp đầy chỗ trống và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng 24/7.

Singapore283-5894a

Singapo thực hiện chế độ riêng với những luật lệ nghiêm khắc cả về đối nội, đối ngoại và tư duy kinh tế

Sau khi lên nắm quyền năm 1960, Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tập trung vào bồi đắp những yếu tố cơ bản của nền kinh tế - khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Bước đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Singapore đến vào năm 1968, khi Texas Instruments bắt đầu sản xuất chip bán dẫn ở Singapore. National Semiconductors theo chân ngay sau đó. Hewlett-Packard là một cái tên khác bị thu hút bởi Singapore và General Electric thành lập tới 6 cơ sở sản xuất ở đây. Đến những năm 1980, Singapore đã trở thành một nước lớn trên thị trường xuất khẩu hàng điện tử. Đến năm 1997, có gần 200 Cty Mỹ đặt cơ sở ở đây với tổng vốn đầu tư lên đến 19 tỷ USD.

Về đối nội, Singapore thực thi một đường lối của riêng mình với chế độ một đảng lãnh đạo với những luật lệ nghiêm khắc (phạt từ những điều nhỏ nhặt như xả rác công viên, kéo nước nhà vệ sinh, nhóm họp từ 5 người phải xin phép...). Sự nghiêm khắc này đã giúp đảo quốc Sư tử trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới. Chính sự an toàn cũng như thịnh vượng của đảo quốc đã thu hút dân cư tới từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Thế nhưng, tăng trưởng về dân số không làm cho Singapore gặp rắc rối về kinh tế, mà mang lại sự phát triển cho nhiều ngành nghề tại quốc gia này. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tại đảo quốc sư tử này chỉ khoảng 2%.

Ngoài ra, xác định giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, Thủ tướng Lý Quang Diệu ban hành hàng loạt chính sách giáo dục, trong đó có sử dụng tiếng Anh bắt buộc trong trường học - một quyết định cực kỳ nhạy cảm tại một quốc gia đa dạng về sắc tộc như Singapore. Ông Lý Quang Diệu kiên định với chính sách của mình bởi nhận thức rõ rằng tiếng Anh là ngôn ngữ để kiếm tiền và giúp Singapore hội nhập quốc kinh tế toàn cầu, và một nền kinh tế đa dạng, nhạy cảm kinh doanh.

Và những bài học cho Việt Nam

Theo ông Bùi Ngọc Sơn - Viện kinh tế chính trị thế giới thì cần phải thực hiện ngay một số vấn đề:

Đối với nền tài chính công, VN có thể học Singapore một số bài học sau: Chống tham nhũng, lãng phí quyết liệt và có hiệu lực trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội và chi tiêu tuỳ tiện công quỹ nhà nước không thể không là biện pháp lành mạnh hóa ngân sách nhà nước trong điều kiện hiện nay.

Tập trung nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân thay vì dồn vốn quá nhiều cho các DNNN. Singapore chính là điển hình trong việc tập trung vào kinh tế tư nhân khi gói kích cầu trị giá 20,5 tỉ SGD của họ đã giành tới 8,4 tỉ cho khu vực DN này.  Để sử dụng một cách hợp lý nguồn tài sản quốc gia, nước láng giềng Singapore đã lập Cty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Temasek vào năm 1974.

Singapore đã có một chiến lược xuất khẩu rất thông minh với một lộ trình rõ ràng, đi từ xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng lao động lớn, và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. VN hiện nay đã và đang đi trên con đường xuất khẩu nguyên liệu thô (chiếm tới gần 40% GDP) và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng lao động lớn như dệt may và các mặt hàng nông thủy sản.

Từ nhiều thập kỷ gần đây, Singapore đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hóa thị trường và các Cty Singapore mở rộng đến các thị trường chưa được khai phá. Vai trò xúc tiến thương mại của Singapore thuộc về Hội đồng phát triển thương mại Singapore (TDB), chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy ngoại thương quốc tế đồng thời bảo vệ lợi ích của quốc đảo này.

Tin tức mới nhất về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Ông Đinh Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Địa ốc Đà Lạt ứng cử vào HĐQT CIC Group

Ông Đinh Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Địa ốc Đà Lạt ứng cử vào HĐQT CIC Group

sự kiện🞄Thứ bảy, 01/06/2024, 07:54

(CL&CS) - Hiện nay, cổ phiếu DLR của CTCP Địa ốc Đà Lạt bị hạn chế giao dịch trên thị trường UPCoM do có vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính năm 2022, công ty không họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2 năm tài chính gần nhất.

VPBank sẽ chính thức khai trương hoạt động Phòng Giao Dịch VPBank Sông Công

VPBank sẽ chính thức khai trương hoạt động Phòng Giao Dịch VPBank Sông Công

sự kiện🞄Thứ sáu, 31/05/2024, 14:30

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ chính thức khai trương hoạt động Phòng Giao Dịch VPBank Sông Công trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thái Nguyên.

Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Sài Đồng

Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Sài Đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 31/05/2024, 14:30

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2755/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Sài Đồng, tỷ lệ 1/500 tại một phần ô đất ký hiệu NO18 và một phần ô đất ký hiệu CQ1.